| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc có thêm 3 Hệ thống Di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu

Chủ Nhật 12/11/2023 , 14:01 (GMT+7)

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) hôm 11/11 đã công nhận 3 địa điểm ở Trung Quốc là Hệ thống Di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS).

3 địa điểm mới được FAO công nhận là huyện tự trị Mãn - Khoan Thành ở phía bắc tỉnh Hà Bắc với hệ thống trồng hạt dẻ truyền thống, thành phố Đồng Lăng ở phía đông tỉnh An Huy với hệ thống trồng gừng trắng và huyện Tiên Cư ở phía đông tỉnh Chiết Giang với hệ thống trồng quả thanh mai.

GIAHS là sáng kiến hợp tác toàn cầu hàng đầu của FAO, ra đời năm 2002. Mục tiêu chung của hợp tác là để xác định và bảo vệ các di sản nông nghiệp quan trọng, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan, hệ thống tri thức và văn hóa xoay quanh các di sản này. Đến nay, FAO đã công nhận hơn 86 địa điểm trên khắp thế giới là di sản nông nghiệp quan trọng, trong đó Trung Quốc là nước có nhiều di sản nông nghiệp được công nhận nhất với 22 di sản.

Hệ thống trồng sinh thái hạt dẻ truyền thống Mãn - Khoan Thành

Hạt dẻ ở huyện tự trị ở tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc.

Hạt dẻ ở huyện tự trị ở tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc.

Được xem là "thủ phủ của hạt dẻ ở Trung Quốc", huyện tự trị Mãn - Khoan Thành là một trong những khu vực đầu tiên và quan trọng nhất ở Trung Quốc trồng hạt dẻ. Từ thời nhà Hán (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên), hạt dẻ đã trở thành cây kinh tế quan trọng nhất được trồng ở Khoan Thành, cùng với đó là một hệ thống canh tác truyền thống kết hợp trồng cây dược liệu và chăn nuôi gia cầm với hạt dẻ là trung tâm.

Khu vực này cũng đóng vai trò như một “ngân hàng giống hạt dẻ toàn cầu” với truyền thống văn hóa lâu đời.

Hệ thống trồng gừng trắng ở Đồng Lăng

Gừng trắng ở thành phố Đồng Lăng ở phía đông tỉnh An Huy, Trung Quốc. 

Gừng trắng ở thành phố Đồng Lăng ở phía đông tỉnh An Huy, Trung Quốc. 

Người dân Đồng Lăng từ lâu đã có truyền thống trồng gừng trắng, loại cây chỉ có ở địa phương này. Dựa trên sự khác biệt về đặc điểm và môi trường trồng trọt giữa gừng và lúa, người dân địa phương đã phát triển mô hình canh tác sinh thái cho gừng trắng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước và tối ưu hóa hiệu quả kiểm soát dịch bệnh.

Đồng Lăng đã phát triển nhiều kỹ thuật trồng gừng, trong đó xây dựng các khu bảo quản hạt giống và đẩy nhanh tốc độ nảy mầm. Ngoài ra, địa phương này cũng thúc đẩy các hoạt động văn hóa đặc trưng về gừng, như làm các món ăn, quà biếu từ gừng và thờ Thần Gừng.

Hệ thống trồng quả thanh mai Trung Quốc cổ đại ở huyện Tiên Cư

Quả thanh mai ở huyện Tiên Cư ở phía đông tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Quả thanh mai ở huyện Tiên Cư ở phía đông tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Được biết đến như một trong những vùng trồng thanh mai đầu tiên trên cả nước, huyện Tiên Cư có lịch sử hơn 1.600 năm trồng loại cây này.

Hệ thống canh tác kết hợp "thanh mai - trà - gia cầm - ong" là một sáng kiến dựa trên kinh nghiệm hàng nghìn năm của người dân huyện Tiên Cư. Nơi đây hiện lưu trữ một lượng lớn giống cây thanh mai cổ và đa dạng về chủng loại.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.