| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc công bố quy định nhập khẩu quả sầu riêng tươi từ Việt Nam

Thứ Bảy 30/07/2022 , 11:49 (GMT+7)

Sầu riêng Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc từ ngày 27/7, sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc đăng tải thông báo về yêu cầu kiểm dịch thực vật.

Sầu riêng Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc từ 27/7. Ảnh minh họa.

Sầu riêng Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc từ 27/7. Ảnh minh họa.

Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, ngày 27/7 vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đăng tải thông báo số 66 năm 2022 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (Thông báo về việc kiểm dịch động thực vật đối với sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam) tại địa chỉ: http://www.customs.gov.cn/customs/302249/2480148/4487246/index.html

Tuy nhiên, theo TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc phải tuân thủ các quy định của thông báo này và đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói với Cục BVTV.

"Sau khi các cơ quan liên quan kiểm tra, phê duyệt và công bố trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc thì các doanh nghiệp mới bắt đầu ký hợp đồng với đối tác và xuất khẩu sầu riêng tươi theo quy định", ông Ngô Xuân Nam lý giải thêm.

Nội dung bao gồm

Theo quy định của luật pháp có liên quan của Trung Quốc  và "Nghị định thư giữa Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ", kể từ nay (27/7), sầu riêng tươi của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu sau đây được phép nhập khẩu vào Trung Quốc:

I. Cơ sở Kiểm tra và Kiểm dịch

(1) Luật An toàn sinh học của Trung Quốc;

(2) Luật Kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh và các quy định về thi hành Luật Kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

(3) "Luật An toàn thực phẩm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" và "Quy định thi hành Luật An toàn Thực phẩm của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa";

(4) Các biện pháp giám sát và quản lý kiểm tra và kiểm dịch trái cây nhập cảnh;

(5) "Nghị định thư của Tổng cục Hải quan Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc".

II. Tên hàng hóa được phép nhập khẩu

Sầu riêng rươi (được viết tắt dưới đây là “sầu riêng”), tên khoa học: Durio zibethinus Murr, tên tiếng Anh: Durian.

III. Nơi xuất xứ cho phép

Vùng sản xuất sầu riêng Việt Nam

IV. Vườn trồng và cơ sở đóng gói được phê duyệt

Vườn trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (sau đây gọi là "MARD"), và được Tổng cục Hải quan Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là thành "GACC") và MARD. Thông tin đăng ký bao gồm tên, địa chỉ và số đăng ký để truy xuất nguồn gốc chính xác khi hàng hóa xuất khẩu không tuân thủ các quy định liên quan của Nghị định thư này. Trước khi bắt đầu thương mại, Bộ NN-PTNT sẽ cung cấp cho GACC danh sách đăng ký, danh sách này sẽ được công bố trên trang web chính thức sau khi được GACC xem xét và phê duyệt và cập nhật thường xuyên.

V. Danh sách các loài gây hại bị kiểm dịch cần chú ý

1. Bactrocera correcta

2. Dysmicoccus neobrevipes

3. Planococcus minor  

4. Planococus lilacinus

5. Pseudococcus jackbeardsleyi

6. Exallomochlus hispidus

Sau khi có thông báo chính thức từ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường này. Ảnh: Tùng Đinh.

Sau khi có thông báo chính thức từ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường này. Ảnh: Tùng Đinh.

VI. Quản lý trước khi xuất khẩu

a. Quản lý vườn trồng

1. Các vườn cây xuất khẩu sang Trung Quốc cần thiết lập hệ thống quản lý chất lượng hợp lý và hệ thống truy xuất nguồn gốc dưới sự giám sát của Bộ NN-PTNT, thực hiện các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, duy trì các điều kiện vệ sinh trong vườn, như không để các nguồn ô nhiễm xung quanh ảnh hưởng đến sản xuất trái cây, thu dọn kịp thời trái cây bị rụng, thối..., và thực hiện quản lý toàn diện sinh vật gây hại, bao gồm giám sát và điều tra dịch hại, kiểm soát vật lý, hóa học hoặc sinh học, các hoạt động nông nghiệp và các biện pháp kiểm soát khác.

2. Bộ NN-PTNT cần xây dựng kế hoạch quản lý đối với dịch hại kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch động thực vật số 6 (ISPM 6), đồng thời tổ chức và thực hiện giám sát vườn cây ăn quả trong suốt cả năm. Ngoài việc kiểm tra bằng mắt thường, cần tiến hành theo dõi bẫy đối với sinh vật gây hại bằng nhiều phương pháp vật lý hoặc hóa học.

3. Đối với ruồi đục quả, nên treo bẫy pheromone ruồi đục quả trong vườn và dùng bảng dính vàng để theo dõi thực thể; đối với sâu hại thì tập trung kiểm tra cành, thân, lá, quả. Trong quá trình theo dõi nếu phát hiện thấy dịch hại hoặc các triệu chứng tương tự , cần thực hiện các biện pháp phòng trừ bao gồm hóa học hoặc sinh học kịp thời để kiểm soát sự xuất hiện của dịch hại hoặc duy trì mức độ dịch hại thấp.

Sầu riêng Dona 20 năm qua không rớt giá vì luôn đảm bảo chất lượng. Ảnh: Nguyễn Thủy. 

Sầu riêng Dona 20 năm qua không rớt giá vì luôn đảm bảo chất lượng. Ảnh: Nguyễn Thủy. 

4. Việc theo dõi và kiểm soát dịch hại trong vườn cây ăn quả xuất khẩu sang Trung Quốc cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các cán bộ chuyên nghiệp. Các cán bộ phải được đào tạo bởi Bộ NN-PTNT hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Bộ.

5. Bộ NN-PTNT sẽ lưu hồ sơ theo dõi và kiểm soát dịch hại vườn cây ăn quả và cung cấp cho GACC khi được yêu cầu. Hồ sơ kiểm soát cần bao gồm tên các hóa chất được sử dụng trong mùa trồng trọt, hoạt chất, liều lượng và thời gian sử dụng.

b. Quản lý về đóng gói:

1. Quá trình gia công, đóng gói, bảo quản và vận chuyển sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phải được thực hiện dưới sự giám sát kiểm dịch của Bộ NN-PTNT hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Bộ.

2. Cơ sở đóng gói phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, nền phải cứng, có kho chứa nguyên liệu và kho thành phẩm

3. Các khu bảo quản, sơ chế, chế biến, lưu kho và các khu chức năng khác của sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc tương đối độc lập, bố trí hợp lý, có biện pháp cách ly, khoảng cách hợp lý với khu vực sinh sống.

4. Nếu sầu riêng đã đóng gói cần bảo quản thì nên cho vào kho ngay và cất riêng để tránh tái nhiễm sinh vật gây hại.

5. Các cơ sở đóng gói cần thiết lập một hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo rằng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc có thể được truy xuất ngược về các vườn đã đăng ký, ngày gia công và đóng gói, tên của vườn hoặc số đăng ký, số lượng, ngày xuất khẩu, số lượng, quốc gia xuất khẩu , số container và các thông tin khác.

c. Yêu cầu về đóng gói:

1. Vật liệu đóng gói phải sạch, hợp vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật liên quan của Trung Quốc. Nếu sử dụng bao bì bằng gỗ thì phải đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật số 15 (ISPM 15).

2. Trong quá trình đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, cần tiến hành lựa chọn, phân loại và làm sạch thủ công để loại bỏ những quả bị bệnh, sâu bệnh, quả thối, quả dị dạng, cành và lá, cuống quả hoặc tàn dư thực vật và đất... Có thể áp dụng các biện như cọ rửa hay xịt hơi áp lực cao để vệ sinh bề mặt quả sầu riêng, đặc biệt là phần cuống và các để loại bỏ trứng và bào tử gây bệnh bám trên bề mặt quả một cách hiệu quả.

Các kiện chứa sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phải được kiểm tra vệ sinh tốt tại thời điểm đóng gói

Các kiện chứa sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phải được kiểm tra vệ sinh tốt tại thời điểm đóng gói

3. Mỗi kiện đóng gói phải được đánh dấu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung với tên trái cây, quốc gia xuất khẩu, nơi xuất xứ, vườn cây ăn quả hoặc số đăng ký, nhà đóng gói hoặc số đăng ký và các thông tin khác. Mỗi kiện và pallet phải được đánh dấu "Đã xuất khẩu sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

4. Các kiện chứa sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phải được kiểm tra vệ sinh tốt tại thời điểm đóng gói. Kiện hàng phải được dán tem niêm phong và phải còn nguyên tem niêm phong khi đến cảng nhập cảnh của Trung Quốc.

d. Kiểm dịch trước khi xuất khẩu:

1. Bộ NN-PTNT sẽ tiến hành kiểm tra lấy mẫu đối với từng lô sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc với tỷ lệ 2% mỗi lô hàng. Nếu không gặp vấn đề về kiểm dịch thực vật xảy ra trong vòng hai năm, tỷ lệ lấy mẫu giảm xuống 1%.

2. Nếu phát hiện thấy bất kỳ loại sâu bệnh, cành và lá cây hoặc đất nào thuộc diện kiểm dịch của Trung Quốc, toàn bộ lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc và việc xuất khẩu sầu riêng từ các vườn và cơ sở đóng gói có liên quan trong mùa xuất khẩu này sẽ bị đình chỉ tùy thuộc vào tình hình. Bộ NN-PTNT cần xác định nguyên nhân và có hành động khắc phục. Đồng thời, hồ sơ các cuộc thanh tra được lưu giữ và cung cấp cho GACC khi có yêu cầu.

Ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ sinh học Dona - Techno (ngoài cùng bên trái) trao đổi với khách hàng về sầu riêng Dona. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ sinh học Dona - Techno (ngoài cùng bên trái) trao đổi với khách hàng về sầu riêng Dona. Ảnh: Nguyễn Thủy.

e. Yêu cầu về chứng nhận kiểm dịch thực vật:

Những lô hàng đạt tiêu chuẩn kiểm dịch sẽ được Bộ NN-PTNT cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, ghi rõ tên hoặc mã số của vườn cây ăn quả và cơ sở đóng gói, đồng thời điền thêm thông tin sau: “This consignment of durian fruits complies with the requirements specified in the Protocol of Phytosanitary Requirements for Export of Fresh Durians from Vietnam to China, and is free from quarantine pests of concern to China.”(Lô hàng này tuân thủ quy định về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và không có dịch hại kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm.)

Trước khi kế hoạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc được bắt đầu, Bộ NN-PTNT cần cung cấp cho GACC một mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật để xác nhận và lập hồ sơ.

VII. Kiểm dịch khi nhập cảnh và xử lý với những lô hàng không đạt chuẩn:

Khi lô sầu riêng tới cửa khẩu để nhập cảnh vào Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ căn cứ vào các yêu cầu dưới đây để tiến hàng kiểm dịch

1.1 Liên quan tới kiểm tra về nhãn mác và chứng nhận:

1. Kiểm tra xem sầu riêng nhập khẩu đã có “Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập cảnh” hay chưa.

2. Kiểm tra xem giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật có tuân thủ các quy định tại Điều 6 khoản 5 của yêu cầu này hay không.

3. Kiểm tra xem bao bì trên hộp đóng gói có tuân thủ các quy định tại Điều 6 khoản 3 của yêu cầu này hay không.

1.2 Kiểm tra và kiểm dịch đầu vào.

1. Sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phải được nhập khẩu từ tất cả các cảng mà GACC đã cho phép đối với loại trái cây này.

2. Theo quy định của pháp luật liên quan, quy định hành chính, quy tắc và các quy định khác, sầu riêng nhập khẩu phải được kiểm tra và kiểm dịch, và những đối tượng đạt chuẩn kiểm tra và kiểm dịch sẽ được phép nhập cảnh.

1.3 Xử lý lô hàng không đạt chuẩn

1. Nếu phát hiện lô hàng chưa qua phê chuẩn từ các vườn trồng hoặc cơ sở đóng gói, lô sầu riêng sẽ không được phép nhập cảnh.

2. Nếu phát hiện có sinh vật gây hại mà Trung Quốc chú trọng hoặc sinh vật gây hại được ghi nhận ở Việt Nam, hoặc đất, tàn dư thực vật.., lô sầu riêng sẽ trả lại hoặc tiêu hủy.

3. Nếu phát hiện không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc, lô sầu riêng sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy.

GACC sẽ thông báo cho Bộ NN-PTNT nếu phát hiện những điều trên không đáp ứng các yêu cầu và tạm dừng nhập khẩu sầu riêng từ các vườn và cơ sở đóng gói có liên quan trong đợt xuất khẩu này tùy từng trường hợp. Bộ NN-PTNT cần tìm ra nguyên nhân và đôn đốc các vườn cây ăn quả và nhà máy đóng gói có liên quan thực hiện các biện pháp khắc phục cho đến khi các biện pháp khắc phục liên quan được thực hiện hiệu quả và được GACC phê duyệt.

VIII. Kiểm tra về mức độ phù hợp

Trước khi bắt đầu thương mại, với sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, GACC sẽ cử chuyên gia tiến hành kiểm tra tại chỗ hoặc kiểm tra video trực tuyến các vùng sản xuất sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật.

IX. Đánh giá phản hồi

Căn cứ diễn biến của sự xuất hiện của dịch hại  và ngăn chặn của sầu riêng ở Việt Nam, GACC sẽ tiến hành đánh giá thêm rủi ro dịch hại và đàm phán với Bộ NN-PTNT để điều chỉnh danh sách dịch hại kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm và các biện pháp kiểm dịch liên quan.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm