| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc lo thiếu thịt heo dịp quốc khánh

Thứ Ba 17/09/2019 , 09:33 (GMT+7)

Dịch tả lợn khiến tổng đàn heo ở Trung Quốc giảm mạnh kéo theo sự thiếu hụt nguồn cung làm cả dân kinh doanh và người tiêu dùng lao đao.

Cung giảm, giá tăng chóng mặt

Trung Quốc tiêu thụ hơn 1 nửa sản lượng thịt heo trên thế giới. Đây gần như là thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn các gia đình nước này. Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi (ASF) bùng phát, số lượng đàn lợn ở Trung Quốc đã giảm 1/3. Kéo theo đó, nguồn cung thịt heo cũng giảm mạnh.

Giá thịt lợn ngày càng đắt đỏ vì khan hiếm buộc Trung Quốc phải tăng lượng nhập khẩu để bù đắp

Theo thống kê, Trung Quốc sản xuất 54 triệu tấn thịt heo vào năm 2018, nhưng dự tính con số trong năm nay chỉ còn 40 triệu tấn. Công ty tài chính Rabobank (Hà Lan) ước tính, sản lượng thịt heo trong năm 2020 của Trung Quốc thậm chí có thể giảm xuống chỉ còn 34 triệu tấn. Cung giảm, giá thịt heo trên thị trường nước này cũng tăng chóng mặt trong thời gian qua.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, ở đâu cũng có thể thấy những bàn tán liên quan đến giá thịt.

Tại Xinfadi, chợ bán thịt lớn nhất ở thủ đô Bắc Kinh, bà Shang Jinsheng (68) tuổi cho biết, đã chuyển qua mua tôm và các loại hải sản khác thay cho thịt heo. “Trước đây tôi mua thịt heo mỗi tuần, nhưng giờ chỉ có thể mua 3 tuần một lần. Giá đắt quá”-bà Shang cho biết.

Chen Yun, chủ một trang trại lợn ở Cát Lâm cho biết, đã mất hơn 5 triệu NDT (khoảng 700.000 USD) khi hơn 10.000 con lợn bị nhiễm dịch hồi tháng 6 vừa qua. Thiệt hại không được công ty bảo hiểm đền bù, trong khi hỗ trợ của chính quyền không đáng kể. Chen và nhiều trang trại lợn khác đang phải lựa chọn giữa việc tiếp tục đầu tư hay dừng lại. Giá thịt heo tăng là một sự hấp dẫn, nhưng rủi ro gắn liền bởi hiện chưa có vắc-xin hiệu quả.

Thách thức lớn

“Giá lợn sữa bình thường khoảng 16 NDT/kg, nhưng tôi đã bán chỉ với 3,6 NDT. Tôi bán lợn con 100-200 NDT sau khi dịch bùng phát, và hiện tại giá lợn trên thị trường tăng lên đến 1.500 NDT. Thực sự đau xót”-Chen Yun cho biết.

Theo Bloomberg, vấn đề không chỉ dừng lại ở các thiệt hại về kinh tế. Cuộc khủng hoảng thịt heo và phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong đang đặt chính quyền Bắc Kinh trước những thách thức lớn trước yêu cầu bình ổn chính trị.

Đàn lợn nái sinh sản cũng đã bị dịch tả "tiêu diệt" tới 32% so với cùng kỳ năm 2018

Trung Quốc có nhiều kho dự trữ thịt heo đông lạnh ở trung ương và các địa phương. Một loạt nơi vừa qua, trong đó có Quảng Châu, đã phải xuất kho thịt heo dự trữ để cung cấp cho người dân.

Tại Nam Ninh, giới chức địa phương thậm chí phát hành phiếu mua thịt heo trợ giá cho người tiêu dùng. Truyền thông cho biết, Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu các địa phương nhanh chóng phục hồi số lượng đàn lợn, đưa ra các biện pháp hỗ trợ người dân. Trung Quốc đồng thời cũng tăng lượng thịt heo nhập khẩu từ các quốc gia. Tuy nhiên theo giới phân tích, trong ngắn hạn việc thiếu hụt sản lượng thịt heo vẫn khó lòng có thể giải quyết.

Chuyên gia phân tích chính trị của Trivium China, ông Andrew Polk cho biết, sự lo ngại của chính quyền Trung Quốc là có cơ sở. Nước này sắp tiến tới kỷ niệm 70 quốc khánh vào 1/10 tới. Việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tối thiểu cho người dân là một cơ sở để trả lời câu hỏi “Anh/chị có cảm thấy cuộc sống hiện tại tốt hơn so với cách đây 70 năm?”-chuyên gia Andrew cho biết.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng thịt heo cũng tác động mạnh hơn tới Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang.

(SCMP,Bloomberg,Washington Post)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.