Kế hoạch “5 năm mới” này vừa được chính phủ Trung Quốc thông qua đối với lĩnh vực thúc đẩy tìm kiếm tài nguyên nước.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết, các nhà máy khử mặn hiện nay có thể đảm bảo năng lực cung cấp khoảng 1,25 triệu tấn mỗi ngày, trong đó bao gồm 1,05 triệu tấn ở các đô thị ven biển và 200.000 tấn ở "các vùng hải đảo".
Theo đó, các dự án khử mặn từ nước biển dự kiến sẽ được xây dựng thêm ở các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông và Chiết Giang cũng như thành phố Thiên Tân. Mục tiêu là biến nguồn nước biển được khử mặn sẽ trở thành một nguồn cung cấp nước dự phòng chính cho các khu vực bị thiếu hụt.
Hiện lượng nước bình quân trên đầu người ở Trung Quốc ước tính là vào khoảng 2.000 mét khối, chưa bằng một phần tư mức trung bình của thế giới và thuộc loại thấp nhất thế giới. Tình trạng thiếu hụt nguồn nước thường đặc biệt nghiêm trọng ở miền Bắc, nơi tốc độ khai thác quá mức và sử dụng lãng phí đã khiến mực nước ngầm có bị đặt trong tình trạng báo động đỏ.
Trong hai thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng siêu dự án “đảo hướng nước” từ Nam sang Bắc với chiều dài 1.200 km hay còn gọi là công trình Nam thủy Bắc điều- với tham vọng xây dựng một hệ thống kênh đào từ thượng lưu, trung lưu và hạ lưu sông Trường Giang (Dương Tử) để đưa một khối lượng nước dư thừa khổng lồ của Trường Giang về những vùng khô hạn thường xuyên như Tây Bắc, Hoa Bắc ở miền Bắc để đáp ứng nhu cầu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp của đất nước.