| Hotline: 0983.970.780

Trượt dài sau dễ dãi

Thứ Năm 05/08/2010 , 10:32 (GMT+7)

Hương nằm co ro trong phòng trọ nhỏ bé, chật chội, nóng nực. Có lẽ, cô không còn nước mắt để khóc cho mình.

Hương nằm co ro trong phòng trọ nhỏ bé, chật chội, nóng nực; người tình thứ "n" của cô vừa vội vã ra đi khi đã thoả mãn dục vọng. Có lẽ, Hương không còn nước mắt để khóc cho mình. Tất cả cũng chỉ vì cô đã quá dễ dãi.

Hương còn trẻ, mới 23 tuổi, cái tuổi làm “đàn bà” của cô cũng ngót ngét 5 năm. Ra đi từ vùng đất nghèo cháy nắng, Hương quyết tâm phải học hành tử tế, lấy một tấm chồng tử tế và trụ lại Thủ đô.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho rằng những đôi sống thử phải biết sắp xếp kế hoạch sống để đi tới hôn nhân. Trong quá trình sống, đôi nam nữ phải trao đổi thẳng thắn với nhau về tất cả vấn đề. "Còn nếu phải ăn quả đắng thì hãy ráng chịu", TS Thái khuyên.

Hồi mới đến xóm trọ ven đô ấy, Hương ngoan, hiền như chú mèo con. Ai cũng thầm ngưỡng mộ cô bé. Hàng xóm sát vách có anh chàng công nhân. Anh ít nói nhưng âm thầm quan sát và chăm sóc Hương rất chu đáo. Hương cũng coi anh như một người anh trai. Sự chăm sóc nhau lâu ngày trở thành thứ tình cảm không thể thiếu.

Bữa đó, Hương đi dạy về muộn, vốn mệt sẵn, lại gặp cơn mưa xối xả nên Hương sốt mê man. Cô bạn ở cùng vụng về, luống cuống không biết xử trí thế nào đành nhờ anh hàng xóm. Anh thức thâu đêm chăm sóc Hương, pha cho cô cốc trà gừng và nấu vội nồi cháo nóng. Cô bạn vô tâm ngủ quay tự khi nào. Gần sáng, Hương tỉnh dậy, thấy anh vẫn đang nhìn cô đầy chăm chú. Bất giác, những giọt nước mắt cứ lăn trào. Lâu lắm rồi, cô mới cảm nhận được thứ tình cảm ấm áp, thân thương ấy. Ra thành phố, Hương luôn phải khoác lên mình vỏ bọc cứng rắn, luôn phải căng ra để kiếm tiền, để học.

Hương tự nguyện dâng hiến cho anh tất cả. Hàng đêm, bỏ mặc cô bạn vô tư ngủ, Hương lặng lẽ sang phòng người yêu. Họ sống với nhau suốt mấy năm như thế. Hương vẫn nghĩ rằng, chỉ sau khi cô tốt nghiệp, cả hai sẽ làm đám cưới. Bố mẹ Hương biết chuyện, nhưng ông bà khó có thể can thiệp.

- Em có bầu rồi, chúng mình cưới nhau nhé?

- Để anh về thưa với mẹ...

-Em sẽ về cùng anh.

- Thôi, nếu biết chúng mình “ăn cơm trước kẻng”, mẹ anh sẽ không thích.

- Vâng!

Cái lần người yêu Hương về quê, anh sắp xếp đồ đạc rất gọn gẽ, tự tay Hương còn chuẩn bị vài món quà về biếu ông bà anh. Hương mong chờ anh từng ngày.

- Sẽ không có đám cưới nào hết. Anh nức nở trong điện thoại.

- Anh nói gì?

- Bố mẹ đã lo công việc cho anh ở quê. Anh còn phải chăm sóc gia đình.

- Anh cho em theo về quê nhé?

Đáp lại câu nói cuối cùng của Hương là những tiếng “tút” kéo dài. Từ đó, số máy của anh không liên lạc được. Hương cũng không biết tìm anh nơi nào, bởi đã bao giờ anh đưa cô về giới thiệu với gia đình đâu.

Một nghiên cứu được thực hiện mới đây tại Hà Nội và TPHCM do Hội Kế hoạch hóa gia đình VN vừa công bố cho thấy, mới cách đây vài năm, số tuổi bắt đầu có quan hệ tình dục là 19, giờ là 14,2. Nghiên cứu tình trạng yêu đương ở lứa tuổi vị thành niên ở khu vực Hà Nội của thạc sĩ Lê Thị Ngọc Bích, Trung tâm Tư vấn, sức khỏe sinh sản và phát triển cộng đồng - Hội Kế hoạch hóa gia đình VN, với câu hỏi “Có thể quan hệ tình dục trước khi cưới miễn là sẽ tiến tới hôn nhân”; có hơn 10% trả lời đồng ý, 22% phân vân, số còn lại không đồng ý. Tuy nhiên, tỉ lệ nam đồng ý cao gấp nhiều lần (23%) so với các em nữ (2%).

Hương suy sụp từ đó. Cô phải bỏ đứa con chưa thành hình hài. Mẹ ở quê phải ra chăm nom, an ủi. Nhưng, tình yêu đầu tiên quá sâu nặng. Hương luôn cảm thấy cô đơn, trống vắng. Cô cũng không thể tự cân bằng được bản thân. Bỏ dở việc học khi sắp đến ngày tốt nghiệp, Hương tìm việc làm với mong muốn quên anh. Nhiều người đàn ông đến cửa hàng, trông họ lịch lãm và phong độ. Họ hiểu ngụ ý của Hương phía sau những cái nháy mắt và ám hiệu. Hương có thể lên giường với một người đàn ông hoàn toàn xa lạ và sau lần gặp đầu tiên.

Những gã trai có thể “bo” cho Hương vài trăm, cũng có người chả để lại thứ. Hương mặc kệ. Cái cô cần là quên đi cảm giác thiếu vắng anh. Cô trượt dài theo vết xe đổ...

Mỗi người đàn ông đi qua là lại thêm cảm giác trống vắng. Càng ngày, Hương càng tiều tuỵ…

Chuyện “sống thử” không còn quá xa lạ với giới trẻ, thậm chí nó trở thành xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại. Theo TS triết học, chuyên gia nghiên cứu về gia đình và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu thì có 3 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là: điều kiện kinh tế của cả bạn nam và nữ chưa cho phép họ làm đám cưới, mua nhà, tổ chức đời sống gia đình; Thứ hai, đa số bạn trẻ sống chung trước hôn nhân đều ở xa gia đình, xa sự quản lý của bố mẹ nên có thể sống theo ý mình; Thứ ba là đôi nam nữ bị thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục cần được thỏa mãn.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà xã hội học thì sau quá trình sống thử, rất ít bạn trẻ tiến đến hôn nhân. Vì khi yêu mọi thứ đều rất đẹp, nhưng khi sống với nhau thì va chạm rất nhiều. Chưa đăng ký kết hôn, chưa có sự ràng buộc về luật pháp, trách nhiệm thì người ta có thể dễ dàng bỏ nhau, hậu quả vô cùng nặng nề. Một số bạn gái, do nạo phá thai quá nhiều, nạo phá thai ở những nơi không đủ điều kiện hành nghề dẫn đến tai biến thủng tử cung, băng huyết, vô sinh, thậm chí chết người…

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm