| Hotline: 0983.970.780

Trượt giá, cháy hàng tại Hà Lan: Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt

Thứ Ba 17/05/2022 , 09:12 (GMT+7)

Đại dịch Covid và cuộc chiến Nga - Ukraine làm nền kinh tế Hà Lan gặp nhiều biến động. Vật giá leo thang là mối quan tâm hàng đầu của quốc gia châu Âu này.

Trượt giá kỷ lục sau Covid

Theo tờ “Volkskrant” (tạm dịch: báo “Nhân Dân”) của Hà Lan, sau khi tình hình Covid-19 dần được kiểm soát, Chính phủ đã nới lỏng các quy định giãn cách nghiêm ngặt và hoạt động sản xuất kinh doanh dần quay lại trạng thái bình thường mới.

Bức tranh chung nền kinh tế đã khả quan hơn khi người dân trở lại nơi làm việc, trường học, và sức mua tại các trung tâm mua sắm, siêu thị đang trên đà tăng mạnh sau đại dịch.

Nhiều mặt hàng đã trở nên khan hiếm trên kệ một số siêu thị ở Hà Lan, như với dầu hướng dương ở trong hình.

Nhiều mặt hàng đã trở nên khan hiếm trên kệ một số siêu thị ở Hà Lan, như với dầu hướng dương ở trong hình.

Cụ thể, nhu cầu tiêu dùng ngay lập tức tăng lên gấp 5, thậm chí ở một số mặt hàng ghi nhận mức tăng đột biến gấp 10 lần so với giai đoạn trước.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Cục Thống kê Hà Lan (CBS), lạm phát của quốc gia này đã tăng từ 6,2% vào tháng 2/2022 lên 9,7% vào tháng 3/2022. Đây là con số cao kỉ lục được ước tính trong hơn 40 năm.

Ông Như Nguyễn - Giám đốc Công ty VIEC tư vấn thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam - Hà Lan cho biết: “Chuỗi cung ứng hàng hóa tại Hà Lan nói riêng và EU nói chung còn đang trong quá trình hồi phục nên không thích ứng kịp với cầu của thị trường, dẫn đến sản phẩm ở nhiều ngành có mức giá tăng đột biến và lạm phát ngày càng tăng cao. Tình trạng khan hiếm hàng hóa đã khiến nhiều nhà nhập khẩu, siêu thị như “ngồi trên lửa” trong việc xoay xở và tìm nguồn hàng thay thế”.

Xung đột Nga - Ukraine đè nặng chuỗi cung ứng của Hà Lan

Kể từ khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, đợt tắc nghẽn chuỗi cung ứng đã khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể, lạm phát nhanh chóng tăng lên con số hơn 12% trong vòng 3 tuần. Mức tăng đột biến này nhắm vào các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu và thực phẩm tại Hà Lan nói riêng và EU nói chung.

Nguyên nhân được cho là do Nga và Ukraine là những nhà cung cấp nông sản đã từ rất nhiều năm nay cho thị trường này. Hà Lan nhập khẩu sản phẩm như lúa mì, ngũ cốc, dầu hoa hướng dương, ngô, củ cải đỏ...

Cuộc chiến khiến việc nhập khẩu các mặt hàng này ngưng đột ngột và căng thẳng kéo dài cũng khiến các doanh nghiệp Hà Lan không còn mấy lạc quan về việc sớm có thể quay lại trạng thái ổn định như trước.

Với pasta, bia, bánh mì, ông Như Nguyễn cho biết, sản phẩm đã tăng giá gấp đôi so với trước khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra. Vào tháng 1 năm 2022, giá bán 1 gói pasta 500 gram là 1,19 EUR, nhưng được tặng miễn phí 1 gói, nên như vậy giá mỗi gói chỉ vào 0,60 EUR/gói. Trong khi tại thời điểm hiện tại giá đã là 1,65 EUR một gói.

Cũng theo Tổng cục thống kê tại Hà Lan, mỗi hộ gia đình tại Hà Lan sẽ phải tốn thêm 660 EUR mỗi tháng cho thực phẩm và đồ uống trong 3 tháng trở lại đây. Tình hình này dự kiến sẽ còn kéo dài đến cuối năm.

Với tâm lý lo lắng, nhiều người dân tại Hà Lan đã đổ xô “gom hàng” tại các siêu thị để tích trữ, khiến nhiều nơi bị quá tải. Điển hình là dầu ăn từ hạt hướng dương vốn được cung cấp chủ yếu từ Ukraine đã được đưa vào danh sách “Cấm gom hàng”.

Để bình ổn tình hình, Chính phủ đã tiến hành giảm thuế với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp Hà Lan đang tìm kiếm thêm đối tác mới để thay thế cho nguồn cung bị đứt gãy hiện tại.

Theo nghiên cứu thị trường của Công ty VIEC - tư vấn thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Hà Lan, nhiều doanh nghiệp Hà Lan mong muốn mở rộng nguồn cung sang thị trường các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Thực tế, hàng Việt Nam rất được người tiêu dùng Hà Lan ưa chuộng và đón nhận tích cực.

Nông sản Việt được quan tâm

Nông sản Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nhập khẩu, chuỗi siêu thị và người tiêu dùng tại Hà Lan. Bên cạnh đó, cũng theo một nghiên cứu thị trường của Công ty VIEC, có đến hơn 80% doanh nghiệp Hà Lan bày tỏ mong muốn hợp tác với nhà sản xuất Việt Nam nếu có sự hỗ trợ từ đại diện xúc tiến thương mại nằm ngay tại Hà Lan và đồng thời, có đủ kinh nghiệm cũng như thấu hiểu về tập quán kinh doanh của hai bên để giảm thiểu rủi ro và vượt qua rào cản về văn hóa.

Ông Như Nguyễn - Giám đốc Công ty VIEC tại Hà Lan cho hay, hơn 80% doanh nghiệp Hà Lan bày tỏ mong muốn hợp tác với nhà sản xuất Việt Nam nếu có sự hỗ trợ từ đại diện xúc tiến thương mại nằm ngay tại Hà Lan.

Ông Như Nguyễn - Giám đốc Công ty VIEC tại Hà Lan cho hay, hơn 80% doanh nghiệp Hà Lan bày tỏ mong muốn hợp tác với nhà sản xuất Việt Nam nếu có sự hỗ trợ từ đại diện xúc tiến thương mại nằm ngay tại Hà Lan.

Ông Như Nguyễn cho biết thêm: “Công thức đưa các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Hà Lan là đi trực tiếp đến tay người tiêu dùng qua các kênh bán lẻ, điều này giúp các doanh nghiệp Việt tiếp cận trực tiếp với khách hàng của mình. Ngoài ra, việc đưa sản phẩm vào thị trường Châu Âu còn giúp tạo dựng thành công chỗ đứng cho thương hiệu Việt trên thị trường tiềm năng này, thay vì chỉ sản xuất OEM”.

Không thể “sáng gieo chiều gặt”

Tuy nhiên, khác biệt về văn hóa, phương pháp làm việc và giải quyết vấn đề khi xảy ra tranh chấp giữa hai quốc gia từ hai châu lục khác nhau là một bài toán không dễ tìm ra lời giải, nhất là trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp.

Do khan hiếm nguồn cung nên giá nông sản ở Hà Lan tăng mạnh.

Do khan hiếm nguồn cung nên giá nông sản ở Hà Lan tăng mạnh.

Nhiều doanh nghiệp Hà Lan đã không thành công khi hợp tác với công ty Việt Nam để nhập khẩu hàng hóa vào thị trường EU, và các công ty tại Việt Nam cũng gặp không ít thất bại trong việc khai thác năng lực cạnh tranh của hàng hóa để chiếm lĩnh thị trường châu Âu.

“Thực tế, các mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng rất lớn nhưng để nắm bắt được cơ hội đưa sản phẩm vào Hà Lan và EU nói chung, doanh nghiệp Việt cần hướng đến giải pháp xuất khẩu bền vững, đồng nghĩa với việc phải chấp nhận đầu tư dài hạn chứ không thể ở tâm thế “sáng gieo chiều gặt” được”, ông Như Nguyễn - Giám đốc Công ty VIEC tại Hà Lan cho biết.

Với hơn 11 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại Việt Nam - châu  Âu, Công ty VIEC - tư vấn thương mại xuất nhập khẩu, là đơn vị uy tín hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất Việt Nam mang sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại Hà Lan. Và từ cửa ngõ này, thương hiệu Việt có thể chinh phục các thị trường khó tính tiếp theo tại châu Âu và toàn cầu.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Phương Đông Asahi ghi dấu ấn với các khách hàng ở thủ đô

Tổ hợp Y tế Phương Đông đã ghi dấu ấn sâu sắc với những dịch vụ y tế chất lượng cùng các chương trình tư vấn sức khỏe, nghỉ dưỡng - dưỡng lão.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...