| Hotline: 0983.970.780

Truyền thống hiếu học ở làng văn hóa Đại Định

Thứ Ba 19/04/2011 , 10:43 (GMT+7)

Điều ngạc nhiên khi mới đặt chân đến đầu làng chính là bộ mặt NTM dường như đã hiện hữu ở đây từ hàng chục năm nay.

Từ TP Vinh, vượt gần 60 km, chúng tôi tìm đến xóm 9, xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã gần 11 giờ trưa. Điều ngạc nhiên khi mới đặt chân đến đầu làng chính là bộ mặt NTM dường như đã hiện hữu ở đây từ hàng chục năm nay. Đường ngang, lối dọc trong làng đều được thiết kế theo ô bàn cờ rộng ít nhất 6,5 mét, 100% đã được bê tông hóa với chiều rộng tới 3 mét.

Rót mời khách bát nước chè còn nóng, ông Nguyễn Như Thư, xóm trưởng xóm 9 cho biết: Xóm 9, trước đây được gọi là xóm Đại Định, có từ thế kỷ 16 - 17. Xóm có diện tích gần 1 km2, có tổng cộng 158 hộ dân với 640 nhân khẩu. Làng Đại Định chuyên làm nông nghiệp nên không giàu, nhưng cái tiêu biểu lại được hun đúc ngay trên mảnh đấy nghèo khó này và trở thành một truyền thống quý báu của làng chính là tinh thần hiếu học.

Khi thấy tôi để tâm tìm hiểu kỹ về truyền thống hiếu học của làng, ông xóm trưởng giới thiệu tôi đến gặp ông Nguyễn Viết Cúc, phụ trách Hội khuyến học chi họ Nguyễn Viết của làng. Bác Cúc cho biết: Làng Đại Định có tất cả 7 dòng họ gồm họ Đặng, họ Trần, họ Lê Đình, họ Nguyễn Viết, họ Nguyền Duy và họ Hoàng Phạm. Trong đó có 3 dòng họ Nguyễn Viết, Nguyễn Duy và Hoàng Phạm là phát triển mạnh nhất.

Từ trước đến nay, nhắc đến làng Đại Định, điều đầu tiên người ta nhớ đến và kính phục chính là truyền thống hiếu học của cả làng. Bằng chứng của truyền thống quý báu đó chính là bản danh sách đầy tự hào: 7 cử nhân và 10 tú tài thời Hán học và tú tài Tây. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, làng có thêm 2 giáo sư - tiến sỹ và 7 tiến sỹ, 12 thạc sỹ và trên dưới 300 cử nhân, đại học… Thời Hán học làng có tới 2 danh sư là ông Nguyễn Viết Chẩm và Nguyễn Như Cơ, đều đỗ Cử nhân nhưng lại cáo quan về quê mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân.

Câu nói cửa miệng của người dân làng Đại Định là "Nhân bất học, bất tri lý" (người không được học hành thì không biết suy nghĩ) được các bậc làm cha, làm mẹ và ông bà dùng để nhắc nhở con cháu khi thấy chúng chểnh mảng việc học hành nhưng chính nó đã trở thành mục tiêu cho con em trong làng phấn đấu vươn lên học tập để thành tài.

Ông Cúc cho biết thêm: Để thúc đẩy phong trào khuyến học trong làng lên một tầm cao mới, xứng đáng với truyền thống hiếu học của cha ông, năm 2004, Ban cán sự xóm đã trưng cầu ý kiến của dân để đóng góp kinh phí nhằm tu bổ lại Nhà Thánh. Đa số con em đi xa đã gửi tiền về đóng góp. 100% dân làng đều tự nguyện đóng góp ngày công để làng tu sửa lại Nhà Thánh, tượng trưng cho truyền thống hiếu học của làng.

 Cùng với công việc trên, Ban cán sự xóm thường xuyên động viên, nhắc nhở các dòng họ tự hình thành quỹ khuyến học của họ mình để động viên con, cháu hăng hái học tập giành thành tích cao. Bản thân làng Đại Định, tuy không thành lập quỹ khuyến học chung của làng, nhưng hàng năm, làng vẫn tổ chức mua bút giấy, sách vở và trao quà cho những em có thành tích cao trong học tập. Trong từng học kỳ, ban cán sự xóm đều phối hợp với các tổ chức Hội: Phụ nữ, Cựu chiến binh, Người cao tuổi của làng đến tận trường để động viên các cháu có thành tích học tập giỏi.

Đã thành thông lệ, sau mỗi học kỳ, trên loa phóng thanh của làng lại vang lên danh sách các cháu giành được thành tích học tập xuất sắc và nhắc nhở kịp thời các cháu có biểu hiện chểnh mảng, lười nhác hoặc bỏ học… Nhờ chăm lo chu đáo đến việc học nên con, em trong làng sau khi thi tốt nghiệp THPT số em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm nào cũng cao. Và điều quan trọng nhất là các cháu ra đi từ làng văn hoá Đại Định đều có quyết tâm để giành được kết quả học tập cao, xứng đáng với truyền thống của làng nên không một cháu nào bị sa vào các tệ nạn xã hội và đều trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm