| Hotline: 0983.970.780

Tự bảo vệ mình trước các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến

Thứ Hai 06/11/2023 , 06:35 (GMT+7)

Hoạt động lừa đảo trực tuyến đang lan rộng tới các vùng nông thôn. Người dân cần trang bị các kiến thức, kỹ năng để đối phó với những kẻ lừa đảo.

Lừa đảo trực tuyến lan tràn...

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trung bình mỗi tuần, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia tiếp nhận khoảng 400 phản ánh của người dùng Internet Việt Nam về các trường hợp lừa đảo trực tuyến. Đặc biệt là các trường hợp giả mạo ngân hàng, trang thương mại điện tử, các cơ quan chức năng,…Các hình thức lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi hơn và luôn có sự thay đổi, đan xen mới và cũ.

Hoạt động lừa đảo trực tuyến bùng phát mạnh mẽ. Ảnh: ST.

Hoạt động lừa đảo trực tuyến bùng phát mạnh mẽ. Ảnh: ST.

Tại hội thảo ‘Chuyển đổi số ngành ngân hàng và cơ hội của nông dân’, nhiều người nông dân đã bày tỏ nhiều sự bất an khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số về tình trạng lộ, lọt thông tin cá nhân và mua bán thông tin cá nhân. Đơn cử, trường hợp vô tình nhấn vào đường link giả mạo dẫn đến tiền trong tài khoản bị rút sạch. Hay như, nhiều trường hợp những số điện thoại lạ gọi đến thông báo anh chị có phiếu phạt nguội vì vi phạm luật giao thông, các đối tượng lừa đảo còn biết được cả họ tên đầy đủ, quê quán chính xác...của người dân.

Trong tháng 9 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng phát đi cảnh báo về 3 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất gồm: giả mạo website, lừa đảo chiếm đoạt bằng đường link/file nén và lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR.

Trong đó, nguy hiểm nhất là hình thức chiếm đoạt bằng đường link/file nén, một số đối tượng đã thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân của học sinh thông qua những đường link ‘khảo sát’. Phát tán mã giới thiệu ứng dụng siêu thị trực tuyến có chứa mã độc để xâm nhập thiết bị người dùng, từ đó đánh cắp dữ liệu cá nhân.

Đặc biệt hình thức lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR, các mã QR lừa đảo thường dẫn tới các trang web giả mạo ngân hàng, yêu cầu nhập thông tin cá nhân, mã OTP hoặc tới các trang quảng cáo cờ bạc để cài mã độc vào thiết bị của người dùng, từ đó chiếm quyền điều khiển, thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng.

Theo Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05), Bộ Công an, tội phạm mạng, tôi phạm lừa đảo qua mạng không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà phổ biến trên toàn cầu. Trong khi, các biện pháp bảo vệ của Nhà nước, cá nhân chưa tương xứng, dẫn đến những nguy cơ thách thức liên quan tới tội phạm. 

Trong 9 tháng đầu năm, Bộ Công an đã phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông đã rà soát và ngăn chặn trên 2.400 trang web, tài khoản, ứng dụng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đây chỉ là các địa chỉ quảng cáo cờ bạc, mua bán chất kích thích, văn hóa phẩm đồi trụy, nội dung vi phạm bản quyền.

Bộ Công an cũng đã triệt phá nhiều đường dây có yếu tố người nước ngoài, các nhóm lừa đảo đặt trụ sở tại nước ngoài, sau đó lôi kéo người Việt Nam tham gia hoạt động cờ bạc, lừa đảo.

Thế nhưng, tình trạng tội phạm công nghệ cao vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nguyên nhân là bởi các đối tượng lợi dụng các thế mạnh của công nghệ thông tin như tính mã hóa, bảo mật, xuyên biên giới để thực hiện các hành vi phạm tội.

Phân tán rủi ro khi sử dụng ngân hàng số

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu dự thảo gửi các tổ chức tín dụng, lấy ý kiến về biện pháp xác thực bằng khuôn mặt sinh học, thu thập lấy dữ liệu từ căn cước công dân và đây là tiền để đảm bảo chính chủ khi mở bằng email PC và cũng là tiền đề đảm bảo người mở tài khoản đó là người thực hiện nhiệm vụ thanh toán.

Bằng phương pháp này, chủ tài khoản sẽ thực hiện giao dịch ở một hạn mức nhất định và được kiểm tra bằng khuôn mặt sinh trắc học phải khớp với khuôn mặt khi mở tài khoản. Dự kiến Quyết định này sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2024.

Ông Nguyễn Hữu Trí đã phân tán rủi ro khi tham gia sản phẩm bảo hiểm Bảo an tài khoản của Bảo hiểm Agribank. Ảnh: Bảo hiểm Agribank.

Ông Nguyễn Hữu Trí đã phân tán rủi ro khi tham gia sản phẩm bảo hiểm Bảo an tài khoản của Bảo hiểm Agribank. Ảnh: Bảo hiểm Agribank.

Ngoài ra, trên thế giới phương pháp phân tán rủi ro thông qua các sản phẩm bảo hiểm đang trở nên phổ biến, các sản phẩm bảo hiểm giúp người sử dụng Internet hạn chế tổn thất tài chính nếu không may bị lừa đảo khi sử dụng ngân hàng số.

Đơn cử trường hợp của ông Nguyễn Hữu Trí trú tại Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Trao đổi với phóng viên, ông Trí cho biết, khoảng tháng 4/2023, ông nhận được cuộc gọi từ tài khoản mạng xã hội của người nhà đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài với nội dung vay tiền và yêu cầu chuyển khoản đến tài khoản của bên thứ 3.

Đáng lưu ý, các đối tượng đã chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của người thân ông Trí và sử dụng phần mềm Deepfake tạo video giả mạo khiến ông Trí tưởng thật và chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo. Ông Trí đã thực hiện 2 giao dịch chuyển khoản: 1 giao dịch từ tài khoản Agribank với số tiền là 35 triệu đồng và 1 giao dịch từ tài khoản VPbank với số tiền giao dịch là 40 triệu đồng.

Thủ đoạn của các đối tượng tinh vi đến mức, ông Trí hiện đang công tác tại một tổ chức tín dụng lớn đã quá quen thuộc với các chiêu trò lừa đảo nhưng vẫn trở thành nạn nhân.   

Tuy nhiên, do trước đó, ông Trí đã thực hiện phân tán rủi ro khi mua sản phẩm bảo hiểm tài khoản. Cụ thể, sản phẩm Bảo an tài khoản của Bảo hiểm Agribank nên đã phần nào lấy lại được số tiền đã mất.

Ngay khi nhận được thông tin về việc khách hàng bị lừa đảo trực tuyến, Bảo hiểm Agribank đã tiến hành xác minh và tiến hành các thủ tục bồi thường. Theo quy tắc bảo hiểm Bảo an tài khoản, sau khi trừ số tiền miễn thường, ông Trí đã được chi trả số tiền 34,425 triệu đồng đối với giao dịch được chuyển đi từ tài khoản Agribank.

‘Hành vi lừa đảo tinh vi của các tội phạm công nghệ cao thật sự là mối nguy hại đối với người dân. Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều nhưng tôi vẫn bị mắc lừa. Rất may tôi tham gia sản phẩm bảo hiểm Bảo an tài khoản của Bảo hiểm Agribank nên được trả bồi thường bảo hiểm chuyển đi từ tài khoản Agribank, giúp tôi giảm bớt thiệt hại’, ông Trí chia sẻ.

Ông Leslie John Mouat - Tổng Giám đốc Công ty TNHH môi giới Bảo hiểm MARSH Việt Nam và ông Đỗ Minh Hoàng - Thành viên HĐQT, Quyền Tổng Giám đốc Bảo hiểm Agribank ấn nút khai trương sản phẩm 'Bảo an tài khoản'. Ảnh: Bảo hiểm Agribank.

Ông Leslie John Mouat - Tổng Giám đốc Công ty TNHH môi giới Bảo hiểm MARSH Việt Nam và ông Đỗ Minh Hoàng - Thành viên HĐQT, Quyền Tổng Giám đốc Bảo hiểm Agribank ấn nút khai trương sản phẩm 'Bảo an tài khoản'. Ảnh: Bảo hiểm Agribank.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Minh Hoàng, thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank, ở Việt Nam hiện nay đã có khoảng 6-7 doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm tài khoản ngân hàng. Nhưng mức độ hấp thụ sản phẩm chưa cao.

‘Nguyên nhân là do dư chấn của cuộc khủng hoảng niềm tin trên thị trường bảo hiểm vừa qua, nổi cộm là kênh bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng, căn nguyên không nằm ở nhóm bảo hiểm rủi ro mà thuộc về khối nhân thọ. Khối nhân thọ có cái đặc tính là tích lũy và sinh lời, còn bên phi nhân thọ thì mục tiêu là bảo vệ, hai cái này khác nhau. Thế nhưng bây giờ cứ nói bán bảo hiểm qua ngân hàng là lập tức bị người dân đặt nghi vấn’, ông Hoàng chia sẻ.

Bảo hiểm Bảo an tài khoản là sản phẩm bảo vệ khách hàng có tài khoản thanh toán tại Agribank trước những trước các rủi ro lừa đảo trực tuyến như: bị kẻ xấu mạo danh cơ quan chức năng, tổ chức tín dụng,…; đăng nhập vào các trang web giả mạo; bị lộ thông tin; bị tấn công bởi các phần mềm độc hại/virus,…

Bên cạnh đó, Bảo hiểm Agribank còn bồi thường cho người được bảo hiểm các chi phí và thu nhập bị thiệt hại khi trở thành nạn nhân của trộm cắp danh tính trực tuyến như: chi phí thủ tục hồ sơ và công chứng theo yêu cầu của cơ quan quản lý, chi phí bưu chính, thu nhập bị mất trong thời gian nghỉ việc để khôi phục danh tính, phí đơn xin vay khi đăng ký lại các khoản vay do bị ảnh hưởng bởi việc mất cắp danh tính, chi phí mở lại thẻ tín dụng,…

Xem thêm
Hái trộm nửa tấn cà phê của chủ, hai anh em bị bắt

Gia Lai Được thuê đến vườn hái cà phê, hai anh em Đức và Việt đã lợi dụng lòng tin của chủ vườn, hái trộm gần nửa tấn cà phê đem giấu bán, lấy tiền tiêu xài.

Giảm án cho bị cáo Nguyễn Cao Trí trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Tòa phúc thẩm giảm án cho Nguyễn Cao Trí trong vụ Vạn Thịnh Phát, ghi nhận khắc phục hậu quả nhưng hành vi chiếm đoạt tài sản vẫn gây thiệt hại nghiêm trọng.