| Hotline: 0983.970.780

Lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi, khó đối phó

Thứ Sáu 11/08/2023 , 18:39 (GMT+7)

Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về những thủ đoạn lừa đảo qua không gian mạng, nhưng rất nhiều người vẫn bị mất tiền mỗi ngày.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, có đến hơn 20 hình thức lừa đảo khác nhau mà các đối tượng sử dụng. Các chiêu lừa đảo này đã ở mức “thượng thừa”, vô cùng tinh vi. Vì thế, không chỉ người dân nông thôn ít tiếp xúc, ít hiểu biết bị lừa, mà ngay cả những công chức nhà nước có địa vị, thậm chí ngay cả chủ doanh nghiệp rất thành công trong kinh doanh cũng “dính đòn” như thường.

Những chiêu lừa khó đỡ

Liên hệ với bà L.T.U.T., ở Đắk Lắk qua điện thoại, một trong những người suýt trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo trên mạng, bà kể lại: “Hôm đó có số máy lạ gọi cho tôi, khi bắt máy, đầu dây bên kia có người đàn ông xưng là Công an Hà Nội, nói tôi có vay 45 triệu đồng tại một ngân hàng.

Thông tin tài khoản của tôi đã bị 2 đối tượng đánh cắp, lợi dụng, tham gia vào một đường dây buôn bán ma túy, chúng đã chuyển 6 tỷ đồng vào tài khoản của tôi và đã bị bắt. Giờ tôi phải chuyển toàn bộ số tiền gần 400 triệu trong tài khoản cá nhân của tôi vào tài khoản của đội điều tra để phục vụ công tác xác minh, sau khi xác minh rõ, nếu tôi không liên quan thì tiền vẫn còn đó, không ai dám lấy.

Tôi nghe mà bủn rủn chân tay, quýnh quáng ghi lại số tài khoản người đó đọc. Sau đó thì ra ngân hàng làm thủ tục rút tiền. May mắn là khi ra ngân hàng, cô nhân viên thấy thái độ của tôi lạ nên gặng hỏi. Sau khi nghe tôi kể rõ sự tình, cô ấy bảo tôi bị lừa rồi, thay vì rút tiền chuyển cho chúng thì ra cơ quan công an báo.

Ngay lúc đang ở cơ quan công an, người đó tiếp tục gọi, lúc này, tôi không nghe máy mà gặp anh công an thật. Nghe xong, nó biết bị lộ nên cúp máy luôn. Thực sự tôi rất biết ơn cô nhân viên ngân hàng, nhờ cô ấy mà tôi không mất tiền oan”.

Trước 'bão' lừa đảo tín dụng, người yếu thế như nông dân rất cần sự quan tâm, đồng hành của những sản phẩm như ABIC. Ảnh: HT.

Trước "bão" lừa đảo tín dụng, người yếu thế như nông dân rất cần sự quan tâm, đồng hành của những sản phẩm như ABIC. Ảnh: HT.

Một trường hợp khác bị kẻ gian lừa mất hơn 100 triệu đồng mới phát hiện, đó là bà K.T.H., ở Thới Tam Thôn, Hóc Môn. Bà H. kể, mước mắt ngắn dài: “Tôi năm nay hơn 60 tuổi rồi, sống nhờ mấy triệu đồng lương hưu, có dư dả gì đâu mà chúng nó không tha. Tôi bị chúng lừa mất 107 triệu, toàn bộ đều là tiền vay”.

Theo lời bà H. kể thì hình thức chúng lừa bà cũng tương tự bà T. ở trên. “Tôi đang chăm cháu thì có điện thoại. Bắt máy lên thì có giọng đàn ông nói chuyện, giới thiệu là điều tra viên của Cục cảnh sát hình sự ở Đà Nẵng, nó hỏi có phải tôi đang dùng 2 số điện thoại không? Rồi đọc vanh vách từng số, tôi nghe thì đúng.

Sau đó nó bảo 1 trong 2 số đã cho người khác mượn đứng tên để kinh doanh bán hàng online phải không? Tôi trả lời không phải, chỉ là ít dùng thôi. Nó bảo “vậy thì đúng rồi, số đó đã bị người khác lấy để đăng ký bán hàng online, nhưng thực chất là buôn bán hàng cấm, chúng bỏ trốn và chúng tôi đang truy bắt. Quá trình điều tra, chúng tôi phát hiện chị có liên quan”.

Thậm chí nó còn nói chi tiết địa chỉ chỗ tôi đang ở, nên tôi không thể không tin, chỉ biết thanh minh là tôi suốt ngày ở nhà trông cháu, biết gì đâu mà liên quan. Nó bảo “tôi tin chị, nhưng sếp tôi thì yêu cầu bắt giam chị để điều tra”.  Rồi sau đó nó bảo tôi chuyển 7 triệu đồng vào tài khoản của đội để làm bằng chứng là chị có hợp tác, và nó sẽ nói sếp không tạm giam chị. 7 triệu thì tôi lo được.

Suốt 3 ngày sau đó, ngày nào chúng cũng gọi, viện đủ lý do để bắt tôi đóng tiền. Thậm chí còn gọi zalo cho tôi thấy cảnh những người mặc đồng phục công an, đang ngồi làm việc. Tôi chuyển cho chúng 3 lần, tổng cộng 107 triệu đồng. Đến lần thứ 4, tôi bí quá gọi cho cậu em ruột để vay tiền, cậu gặng hỏi, tôi thú thật thì cậu mới chứng minh cho tôi thấy là đã bị lừa.

Tham gia bảo hiểm bảo an tài khoản, người nông dân không chỉ được bảo vệ tài sản, mà còn nhận nhiều lợi ích. Ảnh: Thanh Tuấn.

Tham gia bảo hiểm bảo an tài khoản, người nông dân không chỉ được bảo vệ tài sản, mà còn nhận nhiều lợi ích. Ảnh: Thanh Tuấn.

Giải pháp nào?

Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Thanh Tuấn, cán bộ công ty cổ phần bảo hiểm ABIC (Agribank), chia sẻ: Hiện có rất nhiều hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tiền qua không gian mạng. Phổ biến nhất là giả danh công an, tòa án, viện kiểm sát gọi điện báo người này vi phạm pháp luật, đang bị điều tra, yêu cầu chuyển tiền có trong tài khoản vào tài khoản công an để đảm bảo thi hành án; chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; đầu tư chứng khoán quốc tế, tiền ảo; cuộc gọi video giả dạng (deepfake); giả biên lai chuyển tiền thành công; tuyển dụng công tác viên online; tuyển lao động việc nhẹ lương cao; mạo danh thương hiệu uy tín để lừa đảo; phát tán tin nhắn giả dạng thương hiệu; giả mạo nhân viên ngân hàng…

Trước thực trạng này, Bảo hiểm Agribank đã triển khai sản phẩm Bảo hiểm Bảo an tài khoản phục vụ nhóm đối tượng là người dân yếu về tài chính, đặc biệt là thuộc khu vực nông thôn mở tài khoản tại Ngân hàng Agribank, với tiêu chí sản phẩm có phạm vi bảo hiểm rộng hơn, bao trùm nhiều loại rủi ro hơn các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường.

Lợi ích của bảo an tài khoản là bảo vệ giao dịch thanh toán qua Internet khi khách hàng có tài khoản bị lừa đảo bởi các hành vi như: Bị kẻ mạo danh cơ quan chức năng, tổ chức tín dụng, tổng đài… gọi đến yêu cầu chuyển khoản đến số tài khoản giả mạo; người dùng đăng nhập vào các trang web giả mạo và bị lộ thông tin; bị tấn công bởi các phần mềm độc hại, virus… 

Mức phí 70.000 đồng/năm, sản phẩm Bảo an tài khoản của ABIC phù hợp với đại đa số nông dân. Ảnh: Thanh Tuấn.

Mức phí 70.000 đồng/năm, sản phẩm Bảo an tài khoản của ABIC phù hợp với đại đa số nông dân. Ảnh: Thanh Tuấn.

Ngoài ra, Bảo hiểm Agribank còn bồi thường cho người được bảo hiểm các chi phí và thu nhập bị thiệt hại nếu trở thành nạn nhân của trộm cắp danh tính trực tuyến như: Chi phí thủ tục hồ sơ và công chứng theo yêu cầu của cơ quan quản lý, chi phí bưu chính, thu nhập bị mất trong thời gian nghỉ việc để khôi phục danh tính, phí đơn xin vay khi đăng ký lại các khoản vay do bị ảnh hưởng bởi việc mất cắp danh tính, chi phí mở lại thẻ tín dụng,…

“Bảo an tài khoản là sản phẩm bảo vệ khách hàng cá nhân trước các rủi ro mất tiền trong tài khoản trước sự gia tăng không ngừng của tội phạm mạng, tội phạm lừa đảo trực tuyến, giảm bớt thiệt hại tài chính khi không may bị lừa đảo. Qua đó giúp khách hàng an tâm khi sử dụng các giao dịch trực tuyến, dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank.

Đặc biệt, khi thiết kế sản phẩm, Bảo hiểm Agribank chú trọng đến việc đưa ra một sản phẩm bảo vệ toàn diện có mức phí chỉ 70.000 đồng/năm, đây là mức phí “bình dân”, phù hợp với đại đa số người dân, nhưng quyền lợi chi trả lên đến 46 triệu đồng/tài khoản/năm.

Bên cạnh đó, sản phẩm Bảo hiểm Bảo an tài khoản cũng có mức bảo vệ tối đa, ưu tiên phương án sử dụng kênh online trong công tác thẩm định và đền bù, đảm bảo thủ tục giải quyết thẩm định và đền bù nhanh gọn, tối đa chỉ vài ngày cho một trường hợp”, ông Tuấn nói.

Bảo an tài khoản là sản phẩm bảo hiểm bảo vệ khách hàng cá nhân trước các rủi ro mất tiền trong tài khoản trước sự gia tăng không ngừng của tội phạm mạng, tội phạm lừa đảo trực tuyến. Sản phẩm bảo hiểm Bảo an tài khoản được ABIC đưa ra trong bối cảnh tình trạng lừa đảo qua mạng đang gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi.

ABIC dẫn số liệu từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam cho thấy năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân chiếm 24,4%, và lừa đảo tài chính chiếm 75,6%. Thực chất, lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân là bước một của lừa đảo tài chính.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất