| Hotline: 0983.970.780

Từ những đồng cỏ ngát xanh ở vùng khô cháy

Thứ Ba 21/04/2020 , 13:42 (GMT+7)

Ở vùng khô hạn Ninh Thuận, nông dân thích ứng bằng việc trồng cỏ, nuôi gia súc. Có hộ nuôi cả trăm bò thịt, bò sinh sản, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Trên khu vườn 8.000m2, ông Nguyễn Công Hùng (ngụ thôn Tân Mỹ, xã Mỹ Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) đến luống cỏ cao quá đầu người rồi dùng liềm cắt những bó xanh mơn mởn để phục vụ đàn gia súc. Nông dân 50 tuổi này cho hay, gia đình ông từng trồng mía để phát triển kinh tế nhưng vì hiệu quả từ cây này không cao nên năm 2015 thì chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò.

Nhiều vùng đất khô hạn ở Ninh Thuận trở thành đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Ảnh: Minh Hậu.

Nhiều vùng đất khô hạn ở Ninh Thuận trở thành đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Ảnh: Minh Hậu.

“Vườn 8 sào và tôi sử dụng phân chuồng kết hợp phân NPK để chăm bón, chi phí không đáng kể. Ở đây, vấn đề quan trọng nhất là nước tưới nhưng tôi lắp đặt máy bơm, lấy nước từ sông về và áp dụng tưới tiết kiệm nên đảm bảo nguồn nước cho cả khu vườn. Hơn nữa, cỏ tôi trồng là giống chịu hạn nên dù vào mùa khô, một tuần tưới 2 lần là đủ”, ông Nguyễn Công Hùng thổ lộ.

Theo ông, diện tích 8 sào trồng cỏ gối vụ nên có cỏ tươi để cắt quanh năm. Với năng suất ổn định, mỗi năm, khu vườn đáp ứng nguồn thức ăn thô cho đàn bò trên 20 con. “Từ khu vườn kém hiệu quả, giờ đây, gia đình tôi đã phát triển được chăn nuôi. Năm vừa qua, gia đình có nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng từ bán bò thịt. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng diện tích trồng cỏ để tăng quy mô đàn bò”, ông nói.

Nông dân trồng giống cỏ có khả năng chịu hạn cao thích ứng với tình hình khô hạn. Ảnh: Minh Hậu.   

Nông dân trồng giống cỏ có khả năng chịu hạn cao thích ứng với tình hình khô hạn. Ảnh: Minh Hậu.   

Gia đình bà Huỳnh Thị Cúc cũng chuyển đổi 5 sào mía kém hiệu quả sang trồng cỏ. Theo bà, mùa khô ở Ninh Thuận kéo dài nên việc phát triển kinh tế ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Khu vườn của gia đình bà ở xa nguồn nước, việc phát triển các loại nông sản như lúa và hoa màu đều khó. Bà thổ lộ: “Thời gian trước, lúc mía còn giá cao thì nguồn thu nhập đủ để nuôi sống gia đình. Mấy năm gần đây, thị trường mía đường liên tục biến động, giá giảm nên tôi đã bỏ để chuyển qua trồng cỏ chăn nuôi”.

Để chống chọi với mùa nắng cháy kéo dài, gia đình bà đầu tư hàng chục triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm. Nguồn nước từ kênh thủy lợi của địa phương được gia đình bà kéo về và bơm vào các béc tưới phân bổ khắp mặt vườn. Giống cỏ mà gia đình bà Cúc trồng là loại có khả năng chịu hạn cao và một lần xuống giống, nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch liên tục từ 3-6 năm. Bà thổ lộ: “Cỏ ít bị sâu bệnh nên việc chăm sóc không mấy vất vả. Chỉ cần duy trì việc tưới nước, bón phân là cây phát triển mạnh, năng suất cao. 5 sào vườn này đáp ứng nguồn thức ăn cho 20 bò sinh sản của gia đình. Năm qua, tôi bán được 8 bê con, thu về 70 triệu đồng”.

Chủ động được nguồn thức ăn thô cho gia súc, nông dân Ninh Thuận phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Ảnh: Minh Hậu.    

Chủ động được nguồn thức ăn thô cho gia súc, nông dân Ninh Thuận phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Ảnh: Minh Hậu.    

Cán bộ nông nghiệp xã Mỹ Sơn, ông Lê Tự Về cho hay, việc chuyển đổi cây trồng để thích ứng với khô hạn ở địa phương đã mang lại hiệu quả cao. Trên diện tích đất nông nghiệp 1ha, nhiều gia đình có nguồn thu cả trăm triệu đồng mỗi năm. Như gia đình ông Nguyễn Văn Trinh là một điển hình. Khoảng 6 năm trước, ông Trinh trồng sắn (mì) trên diện tích 1,3ha nhưng không hiệu quả nên đã chuyển toàn bộ diện tích sang trồng cỏ, nuôi bò. Đến nay, trang trại của nông dân này có quy mô trên 100 bò thịt, bò sinh sản, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Ông Đoàn Nhật Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn cho biết, mô hình trồng cỏ để chăn nuôi bò, dê, cừu ở địa phương bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2016 và là chương trình chuyển đổi nông nghiệp để tiết kiệm nguồn nước. Hiện nay, đàn bò của địa phương ở vào khoảng 4.600 con, dê và cừu khoảng 5.800 con, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Trồng cỏ nuôi bò, nhiều gia đình ở Ninh Thuận có nguồn thu nhập cao. Ảnh: Minh Hậu.

Trồng cỏ nuôi bò, nhiều gia đình ở Ninh Thuận có nguồn thu nhập cao. Ảnh: Minh Hậu.

Mô hình trồng cỏ nuôi bò mang lại hiệu quả cao nên địa phương khuyến khích người dân chuyển đổi đất lúa hoặc các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ. Đồng thời, hỗ trợ người dân 30% giá giống cỏ và hỗ trợ 30% chi phí đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm. Năm 2019, toàn xã có khoảng 60ha diện tích trồng cỏ và đến nay đã tăng thêm 20ha. Cũng theo ông Đoàn Nhật Vương, ngoài phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, nhiều gia đình cũng đầu tư mở rộng diện tích trồng cỏ, trồng bắp để bán nguyên liệu cho các công ty chế biến thức ăn gia súc.

“Nhiều gia đình bán cỏ, bắp ngô cho các nhà máy, công ty ở Lâm Đồng. Tại địa phương, một nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cũng đang được doanh nghiệp triển khai nên trong thời gian tới, xã khuyến khích người dân mở rộng diện tích phát triển vùng nguyên liệu và khả năng toàn xã sẽ có 150ha đồng cỏ, bắp lấy thân”, ông Đoàn Nhật Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn chia sẻ.

Xã Mỹ Sơn có khoảng 6.000ha đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích lúa ở vào khoảng 90ha, bắp 1.000ha, cỏ phục vụ chăn nuôi 80ha, táo 70ha…

Ông Đoàn Nhật Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn cho hay, những năm trước, khi mô hình trồng cỏ chưa phát triển mạnh, ngành chăn nuôi gia súc ở địa phương gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn thức ăn thô. Các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, bắp không đáp ứng đủ cả chất lẫn lượng nên gia súc phát triển chậm, kém hiệu quả. Nhiều hộ dân chăn nuôi quy mô lớn phải mua cỏ, bắp từ các nơi khác về để phục vụ chăn nuôi.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.