| Hotline: 0983.970.780

Từ 'Tấc đất' đến 'Nông nghiệp Việt Nam': Nơi quy tụ những trí thức đầu ngành

Thứ Tư 11/11/2015 , 14:15 (GMT+7)

Trong 9 năm tồn tại, Canh nông tập san đã quy tụ những trí thức đầu ngành của Nông nghiệp./ Báo Tấc đất - Tấc vàng

Có thể kể tên như: Thứ trưởng Nghiêm Xuân Yêm (từ tháng 3/1954 là Bộ trưởng), Thứ trưởng Hồ Viết Thắng, Thứ trưởng Trương Việt Hùng; các kỹ sư Hoàng Văn Đức, Vũ Công Hậu, Bùi Huy Đáp, Trần Văn Hà…

Dấu ấn Tư lệnh ngành

Dù bận bịu với công việc quản lý Bộ (khi đó, Bộ trưởng Ngô Tấn Nhơn vào miền Nam, mọi công việc đều do Thứ trưởng Nghiêm Xuân Yêm điều hành tại Văn phòng Bộ), nhưng kỹ sư Nghiêm Xuân Yêm vẫn dành thời gian viết bài chỉ đạo và hướng dẫn công tác chuyên môn.

nghiem-xun-yem194411860
Bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm (1913-2001)

Các bài viết của ông, dù với tiêu đề khẩu hiệu chính trị “Củng cố tư tưởng, chỉnh đốn tác phong” (Canh nông tập san, số 4, tháng 10/1953), “Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phối hợp với phát động quần chúng” (Canh nông tập san, số 4, tháng 10/1953), “Sản xuất nông lâm nghiệp trong 8 năm kháng chiến” (Canh nông tập san, số 5, tháng 12/1953), “Tăng gia sản xuất thực hiện hai nhiệm vụ trung tâm” (Canh nông tập san, số 8, tháng 5-6/1954)… nhưng nội dung không hề khô khan.

Trước những yêu cầu để phát triển sản xuất, Nghiêm Xuân Yêm khái quát 3 yêu cầu chính là: Phương tiện sản xuất; cải tiến kỹ thuật; tổ chức sản xuất”.

Theo ông, “từ trước đến nay, nông dân đã có những yêu cầu ấy rồi. Nhưng bây giờ, điểm mới mẻ là ở chỗ: yêu cầu tăng nhiều, tiến lên mạnh và cần được cấp thiết thỏa mãn”.

Còn tổng kết ngành trong 8 năm kháng chiến, ông thể hiện tầm nhìn của tư lệnh ngành, nhìn trước và nhìn sau: “Chúng ta cần nhớ là phải sản xuất, tiến tới dự trữ, đảm bảo bồi dưỡng lực lượng dân quân, điều mà chúng ta còn phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới làm được”.

Đối với Nghiêm Xuân Yêm, vấn đề cốt yếu trong quản lý điều hành vẫn là con người, trong đó cán bộ Nông nghiệp là chủ chốt. Ông nhìn thấy ưu điểm nhưng cũng không quên nhắc nhở khuyết điểm cần khắc phục.

Viết về củng cố tư tưởng của cán bộ Nông nghiệp, ông gắn với việc chống đói: “Cán bộ thường không trông thấy trước, không nhìn thấy xa cho nên khi nạn thiếu đói xảy ra bị lúng túng”.

Còn trong chỉ đạo sản xuất thì: “Cán bộ không nắm được tình hình không kết hợp được công tác, cho nên sản xuất bị bỏ lỏng, buông trôi. Và chúng ta đã đồng ý kết luận rằng: đó là lỗi cán bộ không quan tâm đến đời sống nhân dân”.

Chuyên môn đúng

Ông chú trọng đến công tác chuyên môn. Bởi vậy, cán bộ “Phải theo một đường lối công tác chuyên môn đúng”. Tại Hội nghị cán bộ Thủy lâm năm 1953, ông chú trọng bàn tới vấn đề lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng. Ông nói: “Tôi thấy có người băn khoăn hỏi (ngay cả trong hàng ngũ cán bộ thủy lâm cũng có thể có một số anh em hỏi): nội dung kỹ thuật lâm nghiệp là gì?”

Ông phân tích: Nội dung căn bản của kỹ thuật lâm nghiệp là kỹ thuật trồng rừng và gìn giữ, chăm sóc cho rừng được tốt đẹp, để một mặt lâm sản tăng nhiều, một mặt có tác dụng lợi cho việc điều hòa thời tiết, mực nước sông ngòi, góp phần quyết định vào công cuộc đấu tranh thắng thiên nhiên.

Kỹ thuật lâm nghiệp cũng còn là kỹ thuật khai thác lâm sản cho có phương pháp, để được nhiều, được tốt, đồng thời bảo vệ và bồi dưỡng được rừng, có lợi cho phát triển sản xuất mãi mãi về sau”.

Có kiến thức chuyên môn vững vàng, làm công tác quản lý với tầm nhìn chiến lược trong hoạch định chính sách, Bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm tạo được dấu ấn chuyên môn lâu bền với những người đã từng cộng tác với ông.

Trong hồi ký của nhà báo Nguyễn Thanh Dương, cố Tổng biên tập báo Tiền phong có kể lại đại ý như sau. Trong một lần, Tổng biên tập Nguyễn Thanh Dương cử phóng viên chuyên theo dõi Nông nghiệp đến phỏng vấn một vị Thứ trưởng về đổi mới canh tác trồng trọt. Vị Thứ trưởng rao giảng một bài dài về quan điểm, ý thức, lập trường. Trở về, phóng viên mở sổ tay ra và đánh vật cả ngày không xong. Biết chuyện, ông Nguyễn Thanh Dương chỉ đạo thẳng: đến gặp Bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm.

Quả nhiên, với kiến thức của một kỹ sư Nông nghiệp, Bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm đã phân tích vấn đề cặn kẽ, sáng rõ. Bài đăng báo, được mọi người đón đọc hoan nghênh.

Quy tụ những trí thức đầu ngành

Ngoài Bộ trưởng Nghiêm Xuân Yêm, Thứ trưởng Trương Việt Hùng cũng dành sự quan tâm viết bài gửi tới tạp chí. Trong bài “Lãnh đạo sản xuất trong năm qua, xác định rõ nhiệm vụ trong năm mới” (Canh nông tập san, số 6, tháng 2/1954), ông phê phán một số vấn đề: Chưa thật chú ý đến vấn đề tổ chức và giáo dục nông dân để đảm bảo sản xuất và nông dân đòi hỏi giúp đỡ và hướng dẫn nhiều nhưng chúng ta chưa làm được mấy.

Còn trong bài “Cần thiết phải củng cố các tổ đổi công trong quá trình phát động quần chúng” (Canh nông tập san, số 7, tháng 4/1954), ông nêu phương châm tổ đổi công phải có nội dung hoạt động thiết thực.

Xung quanh “Canh nông tập san” quy tụ nhiều nhà khoa học khác dành sự quan tâm cho tạp chí như Kỹ sư Nông học Bùi Huy Đáp, Kỹ sư Nông học Vũ Ngọc Tuyên, Kỹ sư Nông học Vũ Công Hậu, Kỹ sư Nông học Dương Hồng Hiên, Bác sỹ Thú y Phạm Văn Huyến, Kỹ sư chăn nuôi Trần Văn Hà…

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm