| Hotline: 0983.970.780

"Tử thần" vẫn lảng vảng Làng Riềng

Thứ Hai 09/04/2012 , 10:08 (GMT+7)

Chưa hết hoang mang sau 2 cái chết và 13 người bị mờ mắt do nghi bị ngộ độc thuốc trừ cỏ xảy ra từ ngày 8/3 đến nay, thêm 1 người chết và 2 người phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch mới xảy ra vào ngày 6/4 đã khiến người dân Làng Riềng và chính quyền xã Sơn Kỳ (Sơn Hà -Quảng Ngãi) thật sự run sợ.

Chưa hết hoang mang sau 2 cái chết và 13 người bị mờ mắt do nghi bị ngộ độc thuốc trừ cỏ xảy ra từ ngày 8/3 đến nay, thêm 1 người chết và 2 người phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch mới xảy ra vào ngày 6/4 đã khiến người dân Làng Riềng và chính quyền xã Sơn Kỳ (Sơn Hà -Quảng Ngãi) thật sự run sợ.

>> Thêm nhiều trường hợp bị ngộ độc vì thuốc trừ cỏ
>> Cty bán thuốc nói nguyên nhân do nông dân
>> Phun thuốc diệt cỏ, 2 người chết, 7 người mờ mắt

Nước mắt nối tiếp nước mắt

Hay tin ở Làng Riềng vừa xảy thêm 1 vụ chết người nữa do nghi bị nhiễm độc thuốc cỏ, tôi tức tốc làm 1 chuyến đi dài để tiếp cận vụ việc. Mới đến đầu làng đã thấy không khí tang tóc đậm đặc cả một không gian miền núi. Gương mặt của người dân thôn Làng Riềng ai nấy đều lộ ra vẻ lo lắng. Chưa đến ngôi nhà có người vừa tử vong (ông Đinh Văn Lôm - 55 tuổi), tôi đã nghe tiếng khóc, tiếng hú tiễn đưa người chết của dân làng đồng bào dân tộc H’re vang vọng khắp núi rừng. Nhà ông Lôm đông nghịt, dân Làng Riềng bỏ nương rẫy, tập trung ở nhà người chết để giúp gia đình lo chuyện ma chay.

Anh Đinh Văn Nhiệt (38 tuổi), con rể của ông Lôm cho biết: “Ngày nào ba vợ mình cũng đi ngang qua rẫy mì để lên núi thả bò. Sáng hôm qua (ngày 5/4) cũng vậy, ba vợ đi thả bò về mua 1 xị rượu uống. Đến trưa thì thấy nôn mửa, tức ngực khó thở, gia đình mình đưa ngay xuống Trung tâm Y tế huyện. Do tình hình nguy quá nên 3 giờ rưỡi chiều bác sỹ cho chuyển ba vợ mình xuống bệnh viện tỉnh, nhưng mới đi đến xã Sơn Hạ ông đã chết rồi”. 

Dân Làng Riềng giúp gia đình người chết (Đinh Văn Lôm) đóng quan tài tại nhà

Chị Đinh Thị Hồng Hoa, nhân viên y tế trực tiếp sơ cứu các nạn nhân đến cấp cứu tại Trạm Y tế xã Sơn Kỳ cho biết: “Hầu hết những nạn nhân đến trạm y tế xã đều trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, tê hết chân tay, tức ngực khó thở, mắt bị ngứa và sau đó bị mờ dần. Những ca nặng chúng tôi lập tức chuyển lên tuyến trên, những người nhẹ nằm lại trạm được chúng tôi truyền nước”.

Bác sỹ Đinh Văn Bum, Trưởng trạm Y tế xã Sơn Kỳ cho biết thêm 1 thông tin nóng: “Sau cái chết của ông Lôm, sáng nay (6/4) vừa có thêm 1 ca cấp cứu chuyển lên bệnh viện tuyến trên, đó là bà Đinh Thị Rin (60 tuổi) ở thôn Làng Trăng. Hôm qua bà Rin đi làm cỏ mì, đó là rẫy mì mới được phun thuốc. Chiều về đến nhà liền bị triệu chứng buồn nôn. Vào 7 giờ rưỡi sáng nay người nhà đưa bà Rin đến trạm xá với triệu chứng co giật, tê chân tay, huyết áp tăng cao. Thấy tình trạng nguy kịch quá chúng tôi liền cho chuyển lên tuyến trên”.

Trở lại trường hợp tử vong của bà Đinh Thị Đát (chết ngày 9/3) mà theo báo cáo của Chi cục BVTV Quảng Ngãi khẳng định là không có tiếp xúc với thuốc trừ cỏ trước khi chết, ông Đinh Tấn Bắc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kỳ khẳng định: “Vào ngày 29/2, bà Đát được người nhà đưa đến trạm xá trong tình trạng đau đầu, mắt đỏ ngầu. Bác sỹ khám và cho thuốc về nhà uống. Khi bác sỹ hỏi thì bà Đát cho biết trước đó 1 tuần, 2 vợ chồng bà cùng đi phun thuốc cỏ cho rẫy mì, khi chồng mệt thì bà Đát phun thay và bà Đát là người phun nhiều hơn. Đến ngày 9/3 thì bà Đát trở lại triệu chứng cũ, đưa đến Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà và chết vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày”.

Theo danh sách thống kê của UBND xã Sơn Kỳ, đến ngày 6/4, ngoài 3 trường hợp chết, tại Làng Riềng còn có 13 người khác đang trong tình trạng đờ đẫn, mắt bị mờ và 1 người vừa nhập viện sáng 6/4. 

Chị Đinh Thị Hồng Hoa - nhân viên y tế xã Sơn Kỳ trò chuyện với PV

Dấu hỏi lớn

Theo bác sỹ Đặng Minh Hoàng - GĐ TT Y tế huyện Sơn Hà, sau khi tiếp nhận nguồn tin nhiều người dân tại Làng Riềng mắc bệnh cùng triệu chứng như tê nhức chân tay, đau đầu, choáng váng, đau hố mắt, mờ mắt, tức ngực, khó thở, có người nôn dữ dội dẫn đến nhiều trường hợp tử vong, TT Y tế Sơn Hà đã trực tiếp chỉ đạo Đội y tế dự phòng tiến hành điều tra tìm nguyên nhân và đã có nhận định từ các yếu tố liên quan như sau:

Các trường hợp mắc bệnh đều xảy ra tại cùng thời điểm (sau ngày 8/3), do trước đó người dân ở đây phun thuốc trừ cỏ tại những rẫy mì của mình nhưng không mang trang phục bảo hộ lao động, số lượng thuốc phun rất nhiều, địa điểm những rẫy mì lại nằm ngay đầu nguồn nước sinh hoạt. Sau đợt phun thuốc trừ cỏ lại xảy ra 1 trận mưa rào nhẹ đủ để rửa lượng thuốc tồn lưu và thải xuống nguồn nước sinh hoạt dẫn đến tình trạng nêu trên.

Tại Văn bản số 312/UBND (ngày 26/3/2012) của UBND huyện Sơn Hà cũng khẳng định: Ở Làng Riềng, xã Sơn Kỳ có một số hộ dân sử dụng thuốc trừ cỏ để phục vụ SX. Trong quá trình sử dụng không đúng kỹ thuật, không mặc đồ bảo hộ che chống thấm và sử dụng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường dẫn tới nhiều trường hợp chết người và bị mờ mắt.

Trong khi đang thực hiện bài viết này, tôi tiếp tục nhận được cú điện thoại nóng của ông Đinh Tấn Bắc - Phó chủ tịch UBND xã Sơn Kỳ. Với giọng lo lắng ông Bắc nói: “Khi anh vừa rời Làng Riềng (chiều ngày 6/4) là có thêm 1 ca bệnh tương tự rất trầm trọng phải đưa đi cấp cứu ngay ở bệnh viện tỉnh vào lúc 5 giờ chiều. Đó là trường hợp của bà Đinh Thị Oác (50 tuổi). Có gì thêm chúng tôi sẽ thông tin với anh sau”.

Trao đổi với chúng tôi, Chánh văn phòng Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, bác sỹ Lê Huy bộc bạch: “Những loại thuốc trừ cỏ ít độc, được phép lưu hành không phải là không có khả năng gây độc.Con đường ngắn nhất để xác định nguyên nhân là phải mổ tử thi những người chết để lấy mẫu xét nghiệm”.Tuy nhiên, việc mổ tử thi những người đã chết đối người đồng bào dân tộc H’re là “bó tay”. Bởi họ quan niệm, nếu lấy đi những bộ phận trong cơ thể của người chết thì khi “về dưới, con ma bị thiếu sẽ về đòi, sợ lắm”, và người thân của những người chết nhất quyết không chịu.

Phó chủ tịch UBND xã Sơn Kỳ Đinh Tấn Bắc, cho hay: “Chính quyền từ huyện đến xã đã phối hợp cùng ngành y tế tích cực vận động gia đình có người chết do nghi nhiễm độc thuốc trừ cỏ cho mổ tử thi để tìm nhanh nguyên nhân cứu giúp dân làng nhưng họ không đồng ý.”. Bác sỹ Đặng Minh Hoàng - GĐ Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà, cho biết thêm: “Sáng nay (6/3), đoàn công tác của Sở Y tế về phối hợp với chúng tôi lấy mẫu nước sinh hoạt của dân địa phương từ 2 con suối Cà Rô và Nước La để xét nghiệm. Đồng thời, đối với những người mới nhập viện, chúng tôi cũng sẽ tiến hành lấy mẫu máu để xét nghiệm và tiến hành điều tra xem xét cách ăn uống của bà con ở đây thế nào để khoanh vùng tìm nguyên nhân. Bên cạnh đó, chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương các cấp vận động những người đang bị mờ mắt đi điều trị tại bệnh viện tỉnh để bác sỹ khám thị lực, đồng thời làm xét nghiệm máu, gan, thận...”.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.