| Hotline: 0983.970.780

Từ việc sập cửa động Tiên Sơn: Khai thác di tích thế nào cho hiệu quả?

Thứ Sáu 15/04/2022 , 09:20 (GMT+7)

Gần 4 tháng nay, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia động Tiên Sơn không hoạt động vì cửa động bị sập. Du khách không thể tham quan vì lý do an toàn.

Cửa động Tiên Sơn bị sập từ nhiều tháng nay. Ảnh: H.Đ

Cửa động Tiên Sơn bị sập từ nhiều tháng nay. Ảnh: H.Đ

Sập cửa di tích động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn nằm gần quốc lộ 4D, đoạn qua địa phận xã Bình Lư (huyện Tam Đường, Lai Châu). Sau một thời gian dài hoạt động, cửa động bỗng dưng bị sập, chắn ngang bởi khối đá lớn. Cây cầu đá lối dẫn chính vào động bị gãy do tảng đá lớn đè xuống. Rất may, sự việc xảy ra vào ban đêm nên không có thiệt hại về người. Cùng với ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 và việc sập cửa động nên hoạt động đón du khách tham quan động ở đây tạm dừng nhiều tháng. Khu vực cửa động đã dán biển thông báo nguy hiểm, du khách không được vào thắng cảnh.

Ông Nguyễn Văn Hàm, người trông coi di tích lịch sử văn hóa động Tiên Sơn cho hay, cửa động bị sập do nhiều nguyên nhân, nhưng khả năng vết nứt xuất hiện từ lâu.

"Sự việc xảy ra vào ban đêm, khi sập, tôi nghe tiếng động lớn rồi tôi vào xem tình hình. Sáng hôm sau, tôi điện cho lãnh đạo xã luôn. Từ ngày sập, hòn đá sập chắn ngang cửa động đến nay khoảng 3,5 tháng rồi", ông Hàm nói.

Ông Hoàng Văn Phưởng, Chủ tịch UBND xã Bình Lư xác nhận việc sập cửa động và cho biết cho đến nay cũng chưa có giải pháp gì để sửa chữa.

"Khi sự việc xảy ra, xã đã báo cáo lên huyện, huyện báo cáo về tỉnh và có văn bản gửi Cục Di sản văn hóa của Bộ VHTT-DL. Còn nguyên nhân sập cửa động vì đâu cũng không dám nói nhưng mấy năm trước phần chân đã có hiện tượng sạt, từ năm 2018", ông Phưởng thông tin.

Theo ghi nhận của PV, ngoài việc sập cửa động Tiên Sơn, trong khu vực động có nhiều bùn đất ở lối đi men theo dòng suối chảy trong động. Mặc dù, bùn đất đã được dọn dẹp nhưng không thể hết khiến trong động có nhiều đoạn đường đi trơn trượt.

Có nhiều đoạn đường trong động Tiên Sơn ngập bùn đất. Ảnh: H.Đ

Có nhiều đoạn đường trong động Tiên Sơn ngập bùn đất. Ảnh: H.Đ

Có nên cho doanh nghiệp đầu tư khai thác?

Động Tiên Sơn có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đặc biệt của động này là có 49 cung nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi. Càng vào sâu bên trong, diện tích các cung càng lớn với các thạch nhũ huyền ảo. Suối trong động chảy luồn lách qua các cung như: Cung công danh, Lạc Long Quân, Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Kho, giải oan, xin con... Tiên Sơn cũng là hang động thiên tạo đẹp nổi tiếng đẹp nhất của huyện Tam Đường, còn giữ được những nét hoang sơ.

Ông Đặng Xuân Thảo, Giám đốc Hợp tác xã Thương mại, phát triển du lịch Lai Châu cho biết, hiện nay chính quyền địa phương chưa có cơ chế mở để giao cho doanh nghiệp đầu tư, vận hành, khai thác. Khi doanh nghiệp đầu tư cũng có những rủi ro nhất định tuy nhiên trước mắt cần phải có cơ chế rõ ràng để có phương án khai thác hiệu quả. Đặc biệt, tránh trường hợp phát sinh nhất là khi cho doanh nghiệp đầu tư rồi lại có doanh nghiệp khác xen vào.

Mặt khác, với doanh nghiệp cần phải rõ ràng việc thu chi, nộp ngân sách, thời gian được phép khai thác... để có thể hạch toán được. Tuy nhiên, hiện nay, việc đầu tư vào di tích vẫn mang tính chất kêu gọi đóng góp cho sự phát triển du lịch của địa phương, chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng.

Cũng theo ông Đặng Xuân Thảo, hiện ông đã bỏ tiền riêng để thuê vệ sinh, dọn dẹp, khắc phục điện chiếu sáng... lên đến cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở mức này bởi không thể đầu tư hàng tỷ đồng với danh nghĩa là một trong những người trong tổ quản lý vận hành di tích của xã.

Ngoài ra, hiện nay cửa động đã bị sập do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp cũng cần đánh giá tác động môi trường vì có thể do việc khai thác đá ở mỏ gần di tích có dư chấn.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp nơi đây còn là nơi cất giấu lương thực và là căn cứ địa của phong trào cách mạng. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác di tích lịch sử chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài việc giao cho người trông coi thì cũng đã có đơn vị đặt vấn đề khai thác danh lam thắng cảnh này.

Xem thêm
Người vay qua đời, khoản nợ có được xóa bỏ?

Khi người vay không may qua đời, khoản nợ vẫn tồn tại. Người thừa kế phải trả trong phạm vi di sản nhận được, trừ khi hợp đồng quy định khác.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm

HẢI DƯƠNG - Đường 194B qua địa bàn 3 xã: Đức Chính, Cao An và thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương từ khi được làm mới, trở thành nỗi 'ám ảnh' với người dân.

Thái Bình: Khen thưởng Ban chuyên án phá đường dây lô đề nghìn tỷ

Công an tỉnh Thái Bình vừa tổ chức biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây lô đề quy mô hàng nghìn tỷ đồng do ông trùm ‘Tuấn chợ Gốc’ cầm đầu.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Bình luận mới nhất