| Hotline: 0983.970.780

Tuổi thơ bên ruộng đồng của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Thứ Tư 24/04/2019 , 11:03 (GMT+7)

Gia đình ba đời làm ruộng, công việc đầu tiên được Đảng giao phó cũng gắn chặt với bà con nông dân, tuổi thơ của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh chưa khi nào phai tình cảm quê hương.

2164223824
Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh gặp cố Chủ tịch Cuba, Fidel Castro trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hoà Cuba tháng 10/1995

Sinh cuối năm 1920, tại làng Trường Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, trong một gia đình bần nông quê gốc xứ Truất, làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh trải qua những năm tháng đầu đời bên dòng sông Truồi, vốn là nguồn nước chính cho nghề nông trong làng. Trường Hà là một làng nghèo bên phá Tam Giang. Ruộng canh tác rất ít, đất pha cát, khó cấy trồng và trồng cây gì cũng khổ công chăm bón.

Thời cố Chủ tịch nước mới chào đời, dân Trường Hà vừa làm ruộng vừa nhờ trời, mùa màng thất bát liên miên. Đa số gia đình trong làng quanh năm thiếu ăn, khiến người dân phải đi các nơi làm thuê. Trong cuốn hồi ký: "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng" do cố Chủ tịch nước viết, ông bảo: “Người dân đi làm vất vả chỉ được một hào mỗi ngày, trong khi tiền nộp thuế thân, mỗi suất đinh là một đồng mỗi năm. Thuế điền thổ tự bao đời là gánh nặng với nông dân”.

Thời bấy giờ, nông dân chịu cảnh sưu cao thuế nặng, thành thử khắp vùng Trường Hà đâu đâu cũng thấy cảnh xơ xác, tiêu điều, người dân lam lũ, khổ cực, ốm đau quanh năm. Chính cố Chủ tịch nước, từ một trận dịch đậu mùa, đã bị hỏng một bên mắt trái, đôi chân yếu không đi lại được bình thường. Dù vậy, ông vẫn có chút may mắn hơn những người đồng trang lứa khi thân phụ có nghề bốc thuốc, giúp cuộc sống đỡ cơ cực.

Lên năm tuổi, cậu bé Lê Đức Anh được học chữ Nho tại nhà. Đến tuổi cắp sách tới trường, cậu được học chữ Quốc ngữ ở làng Dưỡng Mong và trường An Lương Đông, huyện Phú Lộc. Tới năm 11, Lê Đức Anh ra thành phố Vinh, Nghệ An ở nhà chị gái, rồi quay lại Phú Vang giúp cha mẹ làm nông.

“Các anh chị tôi dạy cách trồng khoai, trồng sắn. Hàng ngày, tôi và chị xuống phá Tam Giang lấy cây rong về làm phân và phủ lên luống khoai, luống sắn, rồi gánh nước tưới cho khoai, sắn. Khoai, sắn quê tôi trồng trên đất cát nên rất ngon, khoai ngọt, sắn bùi, nhiều bột. Anh chị em tôi sống và lớn lên nhờ khoai, sắn là chính.

Tôi nhớ, sáng ba chỉ ăn khoai hoặc sắn luộc rồi đi làm đồng, trưa về ăn cơm độn khoai hoặc sắn rồi ngồi đọc sách chữ Nho. Má tôi thì cần cù, quanh năm suốt tháng bận đồng áng, nội trợ hầu như không lúc nào ngơi tay, nhưng ít khi kêu ca điều gì. Má thường dạy chúng tôi phải biết kiên trì vượt lên khó khăn và vui vẻ đón nhận khó khăn. Chính sự nhẫn nhịn, chịu thương, chịu khó của má và người dân quê tôi đã ảnh hưởng nhiều đến tính cách của anh chị em tôi”, cố Chủ tịch nước nhớ lại.

Năm 15 tuổi, cậu bé Lê Đức Anh đi gia sư, dạy chữ Quốc ngữ cho một số trẻ em trong làng, chủ yếu là ở Dưỡng Mong. Ngoài ra, cậu còn đọc nhiều tờ báo như Nhành lúa, Lao động, Thời báo, Dân,... hay các cuốn sách “Vấn đề dân cày”, “Đông Dương với vấn đề phòng thủ”, “Giá trị lao động”… cho bà con hàng xóm nghe. Lê Đức Anh còn kể những câu chuyện về Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền… Tinh thần cách mạng của cố Chủ tịch nước được hun đúc chính trong thời gian này.

Năm Cố Chủ tịch nước 17 tuổi (năm 1937), ông chính thức tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Lê Đức Anh được giao là vận động lấy chữ ký của nông dân các làng vào danh sách yêu cầu đối với thực dân Pháp khi đại diện Chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương.

“Tôi vẫn nhớ hai nội dung rất thiết thực đối với nông dân thời ấy, một là giảm thuế điền thổ, hai là bỏ thuế thân. Từ chỗ đấu tranh đòi giảm thuế đã tiến tới đòi giảm sưu, giảm phu phen lao dịch, đòi tự do, hòa bình. Đây là cuộc biểu dương lực lượng hùng hậu, thể hiện khí thế đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện khẩu hiệu của Mặt trận Dân chủ do Đảng lãnh đạo”, cố Chủ tịch nước viết trong hồi ký.

Từ chỗ là một trí thức vừa được giác ngộ, Lê Đức Anh trở thành Đảng viên hoạt động sôi nổi ở Thừa Thiên - Huế. Cố Chủ tịch nước tích cực tuyên truyền cho dân chúng về tình hình đất nước, đồng thời gây dựng phong trào cách mạng và bàn cách đấu tranh đòi giảm sưu thuế hà khắc của thực dân, phong kiến, đòi tự do, dân chủ ở làng quê.

Tuổi thơ bên dòng sông Truồi của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh có lẽ sẽ còn nhiều kỷ niệm nếu Chính phủ của Đảng Xã hội Pháp tại vị sau cuộc binh biến cuối năm 1938. Phái hữu lên cầm quyền và nhiều cuộc khủng bố, bắt bớ Đảng viên cùng các người yêu nước diễn ra. Hệ thống cơ sở trong hai năm gây dựng bị vỡ buộc cố Chủ tịch nước rút lui vào vùng bí mật nhằm bảo đảm duy trì hoạt động của Đảng sau này.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm