| Hotline: 0983.970.780

‘Tuýt còi’ việc trùng tu tháp Bánh Ít vì sợ bị hủy hoại

Thứ Hai 21/03/2022 , 08:15 (GMT+7)

Ngôi tháp cổ gần 1.000 năm tuổi đang được trùng tu thì bị ngành chức năng Bình Định ‘tuýt còi’ vì sợ ngôi tháp này bị hủy hoại bởi cách thi công thô bạo.

Thiết kế 1 đằng thi công 1 nẻo

Tháp Bánh Ít là quần thể tháp gồm 4 tháp, gồm: Tháp Cổng, Tháp Hỏa, Tháp Bia và Tháp Chính nằm trên địa bàn xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước, Bình Định) tọa lạc trên ngọn đồi cao bên dòng sông Kôn. Tháng 9/2021, tháp Bánh Ít được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt chủ trương đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Công trình này do Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định làm chủ đầu tư, tổng kinh phí xây dựng 25,6 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2021-2022.

Ngày 27/10/2021, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) có văn bản thỏa thuận dự án tu bổ, tôn tạo di tích tháp Bánh Ít. Tháng 12/2021, công trình chính thức khởi công. Theo đó, dự án do liên danh Công ty TNHH xây dựng Hiếu Ngọc, Công ty TNHH xây dựng Thành Lộc và Công ty TNHH Hùng Phát thi công.

Tại văn bản thẩm định gửi UBND tỉnh Bình Định, Bộ VH-TT&DL, lưu ý đối với cây xanh hiện có tại tháp Bánh Ít chỉ cắt tỉa cành khô, không phát quang hạ thấp tán cây và bổ sung bản vẽ mặt bằng tổng thể hiện trạng. Bộ VH-TT&DL đồng thời đề nghị UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ, công khai nội dung tu bổ, tôn tạo di tích tháp Bánh Ít trước nhân dân để tạo sự đồng thuận và triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.

Công trình trùng tu tháp Bánh Ít do Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định làm chủ đầu tư, tổng kinh phí xây dựng 25,6 tỷ đồng. Ảnh: V.Đ.T.

Công trình trùng tu tháp Bánh Ít do Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định làm chủ đầu tư, tổng kinh phí xây dựng 25,6 tỷ đồng. Ảnh: V.Đ.T.

Ấy vậy, nhưng khi triển khai, đơn vị thi công đã không thực hiện đúng  với hồ sơ thiết kế, làm ảnh hưởng đến di tích cổ. Trong quá trình thi công, các đơn vị thi công đã đưa phương tiện cơ giới, trong đó có máy múc thi công tại khu vực xung quanh tháp chính gây rung chấn, ảnh hưởng đến ngôi tháp cổ.

Thanh tra Sở Xây dựng Bình Định đã đề nghị đơn vị thi công dừng ngay việc thi công san gạt sân phía trước tháp chính và khuôn viên tháp chính bằng máy cơ giới, đồng thời yêu cầu đưa máy móc ra khỏi khu vực này. Bởi, theo hồ sơ dự án thì việc đắp cát công trình bằng phương pháp thủ công và máy đầm đất cầm tay để tránh gây rung chấn.

Di tích tháp Bánh Ít lạc lỏng giữa bộn bề việc thi công trùng tu 'thô bạo'. Ảnh: V.Đ.T.

Di tích tháp Bánh Ít lạc lỏng giữa bộn bề việc thi công trùng tu “thô bạo”. Ảnh: V.Đ.T.

Công trình tháp cổ lẫn cảnh quan bị xâm hại

Ghi nhận tại công trình trùng tu tháp Bánh Ít vào ngày 9/3, nhà thầu thi công đã đưa các loại máy đào ra khỏi phạm vi công trình. Các hạng mục xây dựng, gồm: Sân phía trước tháp Chính, bồn hoa xung quanh các chân tháp, đường dẫn vào các tháp, tường rào xung quanh khuôn viên tháp… bộ bề vật liệu xây dựng. Một số hạng mục đã xây dựng nhưng phải đập bỏ, tháo dỡ.

Tại khu vực chính tháp, hiện trường thi công vẫn còn ngổn ngang đất, cát, gạch, đá… 2 bên cung bậc đá khu vực gần tháp Cổng, 1 vạt rừng cây bụi được san gạt để trồng cỏ. Đáng chú ý, tại chân tháp Cổng xuất hiện kẻ hở, dấu vết bị phương tiện cơ giới, máy xúc đào xới, san gạt sát chân tháp.

Càng lên cao khu vực tháp Chính, nhiều hạng mục công trình thi công bằng bê tông hình thành, khuôn viên tháp được sat gạt, đào xới để hình thành các hạng mục thi công mới; nền gạch đá cổ dưới chân tháp cũng được bóc lên để thay thế. Tại khu vực tháp Chính, đơn vị thi công đào quanh tháp từng cống rãnh để lát nền móng tường rào, hành lang gạch đá cũng được làm mới dưới chân tháp.

Một số tường rào gạch bê tông đã được phá dở, bao quanh khuôn viên ngổn ngang vật liệu xây dựng… Phía sau tháp Bia, đơn vị thi công đã mở đường lớn để xe cơ giới lên di chuyển, vận chuyển vật liệu xây dựng. Khu vực này là triền dốc, nền đất yếu, nếu bị xâm hại sẽ dẫn tới nguy cơ bị sạt lở vào mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích.

Trước thực trạng nói trên, theo ông Trần Viết Bảo, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, việc nhà thầu thi công sử dụng máy đào để đào hố bê tông phía đông tháp chính, san gạt để lát gạch trước sân tháp là không đúng về biện pháp thi công.

Các hạng mục xây dựng xung quanh Tháp Chính bị tháo dỡ. Ảnh: V.Đ.T.

Các hạng mục xây dựng xung quanh Tháp Chính bị tháo dỡ. Ảnh: V.Đ.T.

Ngày 8/3, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa và Du lịch) đã có văn bản đề nghị Sở Văn hóa-Thể thao Bình Định kiểm tra thực tế, chỉ đạo cơ quan liên quan khẩn trương có giải pháp bảo vệ di tích, căn cứ nội dung dự án đã được thẩm định, thỏa thuận để rà soát các biện pháp thi công đảm bảo không ảnh hưởng đến di tích gốc và cảnh quan. 

Dưới chân tháp Cổng có dấu hiệu bị đào bới. Ảnh: V.Đ.T.

Dưới chân tháp Cổng có dấu hiệu bị đào bới. Ảnh: V.Đ.T.

“Tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Kôn là nhánh sông Tân An và nhánh sông cầu Gành, cách thành phố Quy Nhơn hơn 20km. Đây là quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên được gọi tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít còn có tên là Tháp Bạc, do khi nghiên cứu quần thể kiến trúc này, người Pháp ghi tên tháp là Tour d’Argent, có nghĩa là tháp Bạc. Mỗi tháp ở đây đều có kiến trúc riêng biệt, sắc thái khác nhau. Cụm tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1982, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xếp hạng Top Việt Nam về quần thể tháp Chăm. Cụm tháp Bánh Ít được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời’ của nhóm tác giả người Anh. Về phương diện nghệ thuật, trong toàn bộ di tích tháp Chàm còn lại trên đất nước Việt Nam, tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo với dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao”.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.