| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú ngoại ô

Thứ Năm 20/12/2007 , 07:57 (GMT+7)

Hà Nội có nhiều mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi, trồng trọt thành công, nhưng đưa lại hiệu quả kinh tế cao như trang trại gia đình anh Trần Tiến Hưng và chị Nguyễn Thị Huệ ở tổ 7, phường Phúc Lợi, quận Long Biên không phải nơi nào cũng có được.

Người chủ trang trại 44 tuổi này dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư lớn cho những ước mơ lớn, biết áp dụng các TBKHKT mới trong SXNN vào thực tế nên đã đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao và đây là mô hình kinh tế trang trại điển hình cho nhiều nơi học tập. Trang trại Hưng Huệ ở cánh đồng Ống Áo, chỉ cách Hồ Gươm 18km về phía đông.

Dẫn chúng tôi đi hết một vòng quanh trang trại rộng hơn 3ha trồng nhiều loại cây trồng, đặc biệt là những giống cây ăn quả, giống cây lâm nghiệp, cây cảnh, cây thế quí hiếm mới được nhập nội được bố trí một cách khoa học thành nơi trồng thí nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn riêng, khu gieo ươm cây giống riêng, khu tạo dáng cây cảnh, cây thế riêng, Trần Tiến Hưng cho biết: Năm 2004 thông qua phường gia đình anh nhận thầu lâu dài của 70 hộ dân 9 mẫu đất ở cánh đồng Ống Áo với mục tiêu là xây dựng một trại sản xuất và nhân giống cây ăn quả đặc sản cung cấp cho bà con trong một dự án chuyển đổi được phòng Kinh tế tư vấn, UBND quận Long Biên phê duyệt.

Lúc mới bắt tay vào làm gặp rất nhiều khó khăn: Đất xấu, bạc màu, luôn luôn thiếu nước tưới, cấy lúa bấp bênh, trồng cây gì cũng không mọc được nên phần lớn nông dân bỏ hoang hóa. Không nản chí, vợ chồng anh quyết tâm làm nhà tạm bám trụ cải tạo đất để lập vườn, lập trang trại.

Đầu tư hơn 300 triệu đồng để san lấp, trồng cây cải tạo đất, xây dựng nhà lưới, nhà gieo ươm cây giống có mái che, kéo điện, xây dựng hệ thống giếng khoan để bơm nước tưới. Lúc đầu anh trồng và nhân giống các loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như bạch đàn Úc, keo tai tượng, keo lá tràm cung cấp cho các tỉnh Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình... theo các dự án trồng rừng 661.

Tiếp theo anh sưu tầm và trồng nhiều mô hình thử nghiệm các giống cây ăn quả quí mới được nhập nội từ Đài Loan cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá bán lại cao nhờ đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng Thủ đô như ổi lê, xoài hoa tím, đu đủ Hồng Phi, đại táo... và các giống nội địa tốt như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn Hà Tây.

Các giống xoài, ổi, táo vườn trình diễn trang trại đã cho thu hoạch đến năm thứ 2 và thực sự đang là nguồn thu lớn và là một địa chỉ tin cậy để bà con nông dân trong quận cũng như nhiều địa phương đến tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Chỉ riêng tiền bán ổi quả tại vườn hay giao cho các siêu thị lớn ở Thủ đô năm 2006 gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng, ước tính năm nay con số này sẽ lên tới từ 250-300 triệu đồng.

Sau 3 năm xây dựng đến nay trang trại gia đình anh đã có gần1ha ổi lê Đài Loan, 200 gốc xoài hoa tím, 200 gốc cam Canh, bưởi Diễn, 0,5ha đu đủ Hồng Phi, vài trăm cây cau vua trị giá từ vài triệu đến 10 triệu đồng/cây; hàng chục cây cảnh, cây thế có giá trị. Được hỏi về tổng thu, anh Hưng khiêm tốn: Đây mới là bước đầu, trang trại đang trên đà đầu tư và hoàn thiện. Nguồn thu năm 2007, dự kiến đạt mức trên 600 triệu, sau khi trừ hết các chi phí vật tư, thuê nhân công lao động, thuế đất và các nghĩa vụ đóng góp khác trang trại sẽ có mức lãi từ 150 - 200 triệu đồng; giá trị tài sản vườn cây lên tới vài ba tỷ đồng.

Chìa khoá của sự thành công là biết áp dụng các TBKHKT mới vào sản xuất: Đó là lời khẳng định của người chủ trang trại đầy quyết tâm và nghị lực này. Quá trình làm trang trại anh đã liên hệ với Viện Nghiên cứu Rau quả, Trường ĐHNN1 Hà Nội, trạm Khuyến nông, Sở NN- PTNT và Chi cục BVTV Hà Nội để được tư vấn về kỹ thuật, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao để nắm bắt thông tin, kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất của trang trại như chiết ghép cây ăn quả, áp dụng kỹ thuật bao quả để giữ hình thức quả đẹp, chống ruồi vàng làm rụng quả, hạn chế phun thuốc trừ sâu; cắt tỉa, bón phân, tưới nước hợp lý để điều khiển ổi lê ra quả trái vụ bán được giá...

Với những cố gắng ban đầu trang trại Hưng Huệ hiện là đơn vị dẫn đầu của quận Long Biên, được phòng Kinh tế quận, UBND quận đánh giá cao, lấy mô hình này làm điển hình phát động nhân rộng trong toàn quận. Trần Tiến Hưng là hình mẫu điển hình vượt khó vươn lên làm giàu.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm