| Hotline: 0983.970.780

UBND tỉnh Quảng Trị lấy cái sai này sửa cái sai khác!

Thứ Năm 28/12/2017 , 08:39 (GMT+7)

UBND tỉnh Quảng Trị bổ nhiệm ông Đặng Trọng Vân, PGĐ Sở TN- MT Quảng Trị, giữ chức Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa. Tuy nhiên, ông Vân chính là người tham mưu cho UBND tỉnh việc giao đất cho Cty My Anh – Khe Sanh sai quy định.

Thậm chí, việc giao đất cho DN còn chồng lấn sang cả rừng tự nhiên.
 

Huyện “tạm ứng” tiền của DN không trả

Lý do khiến ông Võ Thanh, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, phải “ra đi” (chuyển công tác sang Huyện ủy Hướng Hóa) là do ông này được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để DN đầu tư tại địa bàn, trong đó nổi bật nhất là dự án trồng cây mắc ca tại xã Tân Hợp.

Cây mắc ca được đánh giá là hợp với khí hậu, đất đai Hướng Hóa. Nhưng cho đến nay, dự án gặp nhiều khó khăn.

Xin được dẫn ra một vài minh chứng để thấy rằng, dưới thời ông Võ Thanh là Chủ tịch huyện, DN đã phải vất vả thế nào với dự án nông nghiệp tổng vốn đầu tư hàng chục triệu USD. Dù đã hoàn thành đền bù GPMB, được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 587,2 ha, nhưng khi xác định ranh giới, đo đạc diện tích thì phát hiện đất chỉ có 400 ha. Trong khi đó, tổng số tiền DN đền bù cho dân đã lên đến hơn 8 tỷ đồng

Theo tìm hiểu của PV, việc kê khai của các cơ quan chuyên môn của huyện Hướng Hóa là có vấn đề bởi, theo quyết định số 4346/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 về việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân xã Tân Hợp; quyết định số 4981/QĐ-UBND ngày 16/4/2014 về việc thu hồi đất để cho Cty TNHH My Anh - Khe Sanh thuê trồng cây mắc ca, thì thời gian từ khi giao đất đến khi thu hồi là 105 ngày.

Tuy nhiên, trong biên bản kiểm kê tài sản trên đất cho các hộ dân được thu hồi đất theo quyết định nói trên lại xác định độ tuổi của cây là từ 1 đến dưới 12 năm để áp giá bồi thường cho các hộ dân và Theo quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 về việc giao đất, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho hộ gia đình và quyết định số 4981/QĐ-UBND ngày 16/4/2014 về việc thu hồi đất để cho Cty My Anh - Khe Sanh thuê trồng cây mắc ca, thì thời gian từ khi giao đất đến khi thu hồi là 4 năm 2 tháng.

Nhưng trong biên bản kiểm kê tài sản trên đất cho các hộ dân được thu hồi đất theo quyết định nói trên lại xác định độ tuổi của cây cối đa số lớn hơn 4 năm đến dưới 8 năm để áp giá bồi thường cho các hộ dân. Vậy thì số cây này được trồng từ thời gian nào hay là ai xâm canh đất của ai? 

Chưa dừng lại ở việc đền bù, hỗ trợ 3 lần trên 1 diện tích đất khiến DN thiệt hại không đáng có mà vẫn chưa được giao đất, gần đây, DN lại gặp rắc rối khác khi số hộ tranh chấp tăng lên và yêu cầu được đền bù.

Rắc rối chưa hết khi DN bị các cơ quan chức năng của huyện “mượn” tiền với hình thức “tạm ứng” để “hỗ trợ lập hồ sơ thu hồi đất, kiểm kê, GPMB…” với gần 1 tỷ đồng. Ngày 26/5/2017, Đoàn giám sát của Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Cty My Anh. Tại đây, DN đã kiến nghị việc các phòng, ban chuyên môn huyện “mượn” tiền nhưng không chịu trả.

Cụ thể, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện tạm ứng 100 triệu đồng ngày 7/11/2014; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện tạm ứng 800 triệu đồng vào các ngày 8/4/2014 và 12/5/2014; Phòng TN- MT tạm ứng 50 triệu đồng vào ngày 12/5/2015.

DN đã nhiều lần có công văn đề nghị các cơ quan này hoàn thành hồ sơ, thanh quyết toán theo quy định trước 10/6/2017, đến nay các đơn vị trên vẫn “im lặng là vàng”.
 

Lấy sai sửa sai!

UBND tỉnh Quảng Trị, trong một động thái “chữa cháy”, ngay đầu tháng 11/2017, đã quyết định điều động và chỉ định ông Đặng Trọng Vân, PGĐ Sở TN- MT, giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa  giới thiệu vào chức vụ Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa thay ông Võ Thanh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa nhiệm kỳ 2016- 2021 được điều động đến nhận công tác tại Huyện ủy Hướng Hóa kể từ ngày 1/11.

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy xem xét để điều chuyển Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Võ Thanh nhận nhiệm vụ khác vì không hoàn thành nhiệm vụ. 

Xin được nhắc lại, việc UBND tỉnh Quảng Trị giao đất cho DN được thực hiện trên cơ sở tham mưu của các sở, ngành, trong đó Sở TN- MT là cơ quan chủ trì. Lúc đó, ông Đặng Trọng Vân, đương kim Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, đang là PGĐ Sở này.

Một trong những lý do khiến dự án mắc ca tại Hướng Hóa đình trệ, có nguy cơ phá sản là do việc giao đất, quy chủ và đền bù GPMB chưa đúng đối tượng. Có những thửa đất, DN phải đền bù 3 lần chưa xong. Thậm chí, gần 100 ha rừng tự nhiên tại xã Tân Hợp cũng bị đưa vào diện “giao cho DN”. Nên nhớ, rừng tự nhiên là loại rừng cấm xâm phạm, chỉ giao cho chính quyền quản lý, bảo vệ.

Vậy mà, thông qua sự thẩm định của Sở TN- MT, trong đó ông Đặng Trọng Vân chủ trì và ký hàng loạt văn bản tham mưu, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao cả rừng tự nhiên cho DN. Hơn thế nữa, UBND huyện lên phương án đền bù cả vào diện tích rừng này. Câu hỏi đặt ra ở đây là, ông Vân, với tư cách PGĐ Sở, chịu trách nhiệm đến đâu trong việc này?

Do đó, không phải nói quá khi cho rằng, UBND tỉnh Quảng Trị đang lấy cái sai (bổ nhiệm ông Đặng Trọng Vân là Chủ tịch huyện Hướng Hóa trong khi ông này tham mưu và thẩm định cấp đất có vấn đề) để sửa các sai khác (ông Võ Thanh bị điều chuyển vì không hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ nhà đầu tư). Dư luận có quyền đặt câu hỏi: Công tác tổ chức của UBND tỉnh Quảng Trị có vấn đề hay không?

Trong một động thái có liên quan, sau khi phát hiện diện tích gần 100 ha đất giao cho DN là rừng tự nhiên, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, đã họp với các ban, ngành, địa phương tiến hành các giải pháp khắc phục, hoàn thành trước 15/11/2017. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ công việc vẫn chưa tiến triển. 

“Có nhiều nguyên nhân khiến dự án mắc ca bị chậm, trong đó cái chính là năng lực lãnh đạo quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền hạn chế, chưa đánh giá, lường trước những khó khăn … nên khâu thực hiện chưa sâu sát, chủ quan, lúng túng. Quá trình thực hiện việc quy chủ, kiểm đếm còn để sai sót dẫn đến việc phát sinh bồi thường, hỗ trợ nhiều lần. Khi phát sinh khó khăn, vướng mắc thì vào cuộc chậm, thiếu quyết liệt, chưa thực sự hỗ trợ, đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cùng DN”, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị. 

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm