| Hotline: 0983.970.780

Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Ưu tiên kêu gọi đầu tư vào thủy sản, cây ăn quả và lúa gạo

Thứ Năm 30/06/2022 , 09:32 (GMT+7)

Hậu Giang ưu tiên kêu gọi đầu tư vào thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao.

Lợi thế tỉnh thuần nông

Hậu Giang là tỉnh thuần nông, có tổng diện tích tự nhiên 162.223ha, trong đó đất nông nghiệp 140.457ha, chiếm 86,58%. Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm của vùng ĐBSCL, tiếp giáp thành phố Cần Thơ là một điều kiện thuận lợi trong giao lưu, mở rộng kinh tế, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp. Mặt khác, tỉnh Hậu Giang còn có vai trò trung tâm giao lưu kinh tế, có ý nghĩa quyết định trong việc thu hút đầu tư nhờ vị trí nằm giữa Tứ giác tăng trưởng Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang.  

Tỉnh Hậu Giang ưu tiên kêu gọi đầu tư vào thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Hậu Giang ưu tiên kêu gọi đầu tư vào thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Trung Chánh.

Về sản xuất nông nghiệp, diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt khoảng 189.000ha, sản lượng hàng năm đạt trên 1,2 triệu tấn. Cây ăn trái diện tích trên 43.000ha, sản lượng đạt 400.000 tấn/năm. Rau màu các loại diện tích 25.800ha, sản lượng đạt 332.000 tấn. Diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh 8.100ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 80.000 tấn. Chăn nuôi gia súc (chủ yếu là heo), gia cầm với tổng đàn khoảng 4,5 triệu con.  

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Hậu Giang, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Hậu Giang sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo chính sách của tỉnh. Cụ thể là được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước. Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Hỗ trợ 100% chi phí lập dự án đầu tư nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án. Được ưu đãi về chính sách thuế…

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, thời gian qua tỉnh đã xác định 5 loại nông sản chủ lực, gồm: lúa, chanh không hạt, mít, cá thát lát, lươn đồng, để tập trung đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm. Ngoài ra, còn có 4 loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch là: khóm, mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ, cá dày và các nông sản có giá trị cao khác.

Để phát huy lợi thế nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang đang triển khai Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Dự án xây dựng mô hình thủy lợi, tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước, áp dụng công nghệ 4.0 trong phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn...

Đồng thời, hình thành Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (được Thủ tướng quyết định thành lập năm 2012) với tổng diện tích 5.200ha. Hiện tại, đang đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đã thu hút được 4 nhà đầu tư thực hiện các dự án về sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản và phân vi sinh, xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất…

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức triển khai thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận và đề xuất các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó, tỉnh đã xem xét, phê duyệt danh mục 11 dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và Quyết định chủ trương đầu tư Danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Hậu Giang kêu gọi đầu tư dự án xây dựng vùng cây ăn trái chuyên canh, tập trung gắn với nhà máy chế biến, đóng gói trái cây xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh.

Hậu Giang kêu gọi đầu tư dự án xây dựng vùng cây ăn trái chuyên canh, tập trung gắn với nhà máy chế biến, đóng gói trái cây xuất khẩu. Ảnh: Trung Chánh.

Cụ thể, gồm đầu tư xây dựng các nhà máy xay xát, chế biến gạo xuất khẩu. Nhà máy sản xuất khó (dứa) đóng hộp, nước trái cây Hậu Giang. Đầu tư sản xuất, chế biến nông, thủy sản và phân vi sinh. Đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Mô hình trình diễn và thực nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng trang trại tổng hợp công nghệ cao. Đầu tư nuôi trồng thủy sản. Trang trại chăn nuôi heo. Dự án nuôi và sản xuất lươn giống. Xây dựng nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh... Địa bàn đầu tư thuộcc thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành và thị xã Long Mỹ.

Khóm cùng với mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ và cá dày được xác định là 4 loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Khóm cùng với mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ và cá dày được xác định là 4 loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Với nhiều tiềm năng vị trí địa lý, vùng nguyên liệu, theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, thời gian tới tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư 21 dự án nông nghiệp. Trong đó, có 7 dự án đầu tư vào Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao (huyện Long Mỹ), là nơi được đầu tư hạ tầng, phục vụ phát triển công nghệ cao. Các dự án còn lại (14 dự án) nằm ở các khu, cụm công nghiệp tỉnh phục vụ chế biến, vị trí các dự án nằm ở gần vùng nguyên liệu, giao thông thuận lợi.

Trong đó, các dự án mời gọi đầu tư thuộc Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm: Đầu tư cơ sở hạ tầng khu trung tâm giai đoạn 2. Dự án sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thông minh, lúa hữu cơ. Dự án nuôi trồng thủy sản các loại. Nhà máy chế biến, kho bảo quản nông sản các loại. Dự án sản xuất cây trồng cạn và ứng dụng vi sinh. Mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa, cây trồng cạn và vi sinh, thủy sản, thủy cầm…

Khóm cùng với mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ và cá dày được xác định là 4 loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Khóm cùng với mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ và cá dày được xác định là 4 loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch của tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Các dự án mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh, như: Dự án xây dựng Trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối nông sản tỉnh Hậu Giang; Dự án xây dựng vùng cây ăn trái chuyên canh, tập trung gắn với nhà máy chế biến, đóng gói trái cây xuất khẩu; Dự án xây dựng vùng chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao và theo mô hình kinh tế tuần hoàn; Dự án hợp tác liên kết sản xuất lúa, gạo theo hướng hữu cơ gắn với chế biến xuất khẩu gạo và xây dựng cánh đồng lớn; Dự án nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch thương mại và dịch vụ; Vùng sản xuất dưa lưới trong nhà màng; Vùng sản xuất mãng cầu xiêm theo chuẩn VietGAP; Dự án Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao…

Ngành nông nghiệp Hậu Giang đã xác định 5 loại nông sản chủ lực, gồm lúa, chanh không hạt, mít, cá thát lát, lươn đồng, để tập trung đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành nông nghiệp Hậu Giang đã xác định 5 loại nông sản chủ lực, gồm lúa, chanh không hạt, mít, cá thát lát, lươn đồng, để tập trung đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đó, sẽ tập trung đầu tư các dự án mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa các nông sản chủ lực và nông sản tiềm năng, đặc trưng của tỉnh: lúa, mít, chanh không hạt, cá thát lát, lươn, khóm, mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ và cá dày…. Xây dựng chuỗi liên kết để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm sạch, an toàn cho dân cư trong tỉnh, khách du lịch, thị trường trong nước và xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1ha đất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho kinh tế hộ nông dân, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn.

Khi đầu tư vào Hậu Giang, các doanh nghiệp sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định đối với địa phương có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, tỉnh Hậu Giang cũng đã ban hành Nghị quyết về quy định chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, công nghệ cao

Định hướng phát triển nông nghiệp, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, được tỉnh Hậu Giang xác định theo thứ tự ưu tiên là thủy sản, cây ăn quả và lúa gạo. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng hàng hóa tập trung quy mô lớn, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Trong đó, lấy thủy sản và trái cây làm chủ lực, cùng với phát triển lúa gạo hợp lý về quy mô sản suất, sản lượng.

Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức sản xuất phát triển nhanh, toàn diện nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Những mốc son của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Nghệ An

Giai đoạn 2016 - 2024, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Nghệ An đạt được nhiều thành tích vang dội, được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.