| Hotline: 0983.970.780

Văn hóa doanh nghiệp và ứng xử của các ông lớn ngành chăn nuôi

Thứ Tư 18/03/2020 , 09:52 (GMT+7)

Giá lợn bao nhiêu thì vừa? Lãi bao nhiêu là đủ? Hay đục nước béo cò bất chấp danh dự, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi?

Giá lợn bao nhiêu thì vừa? Lãi bao nhiêu là đủ? Ảnh: ĐT.

Giá lợn bao nhiêu thì vừa? Lãi bao nhiêu là đủ? Ảnh: ĐT.

Soi chiếu thái độ ứng xử của các DN lớn ngành chăn nuôi trong bối cảnh cộng đồng, doanh nghiệp đang đồng hành cùng Chính phủ ứng phó với đại dịch Covid-19, mới lộ rõ văn hóa, đạo đức kinh doanh của các DN này như thế nào?

Trong khi, hoạt động đóng góp, ủng hộ tài chính của cộng đồng DN để Chính phủ không đơn độc trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 liên tục diễn ra, thì ở một góc ứng xử khác: giá lợn xuất ra của các DN lớn ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục “giữ vững” ở mức cao.

Trong khi, từ văn nghệ sỹ nổi tiếng đến cả người dân bình thường chắt chiu tiền bạc, tổ chức vận động quyên góp ủng hộ, thậm chí có những em bé còn “đập lợn” để mong góp sức cùng cộng đồng vượt qua cơn hoạn nạn này, thì miếng thịt heo trong mỗi bữa cơm gia đình cũng chẳng hề xuống thấp.

Giá lợn bao nhiêu thì vừa? Lãi bao nhiêu là đủ? Hay đục nước béo cò bất chấp danh dự, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi?

“Chỉ cần giá xuất chuồng bình quân ở mức 50.000 đồng/kg lợn hơi, các trang trại chăn nuôi chúng tôi đã lãi lắm rồi”, bà Thìn, một thành viên của tổ hợp tác chăn nuôi Phú Hộ (Phú Thọ) nói với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và ông Hoàng Minh Châu, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ trong chuyến công tác của đoàn Bộ NN-PTNT tại tỉnh này mới đây.

50.000đ/kg hơi đã lãi lớn. Vậy nhưng thị trường vẫn cứ vắt vẻo mãi ở mức trên 80.000đ/kg hơi, và nhiều DN, tập đoàn chăn nuôi lớn, chỉ sau khi bị dư luận lên án, mới bày tỏ thái độ chia sẻ bằng cách “cam kết” bán ra ở mức… 75.000đ/kg hơi.

Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại các cuộc họp với các bộ, ngành đã chỉ đạo yêu cầu sớm có giải pháp để giảm giá lợn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng các lãnh đạo Bộ này đã tổ chức cuộc gặp các DN, thậm chí đến tận nơi để vận động các “ông lớn” trong ngành chăn nuôi đưa giá lợn hơi về mức hợp lý.

“Không có lý do gì mà giá lợn hơi không xuống dưới mức 70.000đ/kg/cả”, Bộ trưởng Cường phát biểu trên cơ sở tính toán giá thành hiện nay ở mức cao nhất cũng chỉ 40-45.000đ/kg. Ông cũng phân tích, động viên 17 DN lớn của ngành chăn nuôi về trách nhiệm đối với cộng đồng, với người dân trong bối cảnh khó khăn thiên tai, dịch họa.

Theo tính toán của cơ quan chức năng, giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng hiện cao gấp 1,7 lần giá lợn hơi. Và kể cả khi xuất ra với mức thấp nhất, chỉ 72-73.000đ/kg lợn hơi thì các DN vẫn “lãi như múc nước” với mức bình quân 3 triệu đồng/con lợn.

Vậy DN lãi khủng đến mức nào, khi những ngày vừa qua, giá lợn hơn trên thị trường giao động từ 82-84.000 đồng/kg?

"Tôi được biết có doanh nghiệp cam kết bán thịt lợn hơi với giá 75.000 đồng/kg nhưng thực tế bán ra thị trường vẫn cao hơn. Đó là điều không thể chấp nhận được", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chua chát.

Sau cơn cuồng phong dịch tả lợn châu Phi, các hộ chăn nuôi nhỏ bị càn quét, tổng đàn giảm. Thị trường phụ thuộc vào số lượng lợn và mức giá mà các tập đoàn, DN chăn nuôi lớn công bố, bán ra hàng ngày. Vậy nhưng, “neo” giá thịt đứng mức cao mấy tháng trời, các “ông lớn” đến nay dường như chưa thỏa, vẫn tiếp tục bưng tai bịt mắt “tắm” trong lợi nhuận.

Đâu rồi văn hóa, đạo đức kinh doanh? Đâu rồi lương tâm, trách nhiệm xã hội?

Viết đến đây, tôi lại nhớ, bằng giờ năm ngoái, khi DN và người chăn nuôi bị thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi, cộng đồng xã hội lập tức dương cao khẩu hiệu “không quay lưng với thịt lợn”.

Nhà nhà góp tiền chung nhau mua lợn, người người động viên nhau ăn thịt lợn. Mẹ tôi, chị tôi - cũng như nhiều người dân khác, tuần nào cũng gắng gụm hùn nhau mua lấy con lợn để mổ rồi chia cùng khắp.

Và bây giờ, cái mà họ nhận được, chính là sự quay lưng!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm