| Hotline: 0983.970.780

Vẻ đẹp hạt gạo Việt Nam

Thứ Hai 20/01/2020 , 09:21 (GMT+7)

Nền văn minh Sông Hồng, văn minh miệt vườn sông Cửu Long cốt lõi chính là hệ văn hóa lúa nước, là đạo “dân dĩ thực vi tiên” (dân lấy ăn làm đầu).

Vẻ đẹp thời Đổi mới

17-20-38_xut_khu_go_-_nh_le_hong_vu_2
Tham quan sản phẩm tại nhà máy gạo của Tập đoàn Vinaseed.

Ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp Đổi mới ở nước ta gắn liền với hạt gạo. Đó là thành tựu xóa thiếu đói về lương thực, thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế (1975 – 1985) bắt đầu từ nông nghiệp và xuất khẩu nông sản 03 thập kỷ (1989 – 2019).

Thế kỷ XX duy nhất ở Việt Nam năm 1945 có 2 triệu người chết đói. Sau Cách mạng Tháng 8, Bác Hồ ra lời kêu gọi diệt 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

Từ năm 1989, nhờ chính sách thoát ra khỏi tập thể hóa nông nghiệp, giải phóng sức dân. ngay năm đó, chúng ta đã thừa gạo và xuất khẩu 1,4 triệu tấn, thu về trên 300 triệu USD.

Từ năm 2000, Chính phủ có chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo. Hiện nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập sâu với các hiệp định FTA, cần đảm bảo an ninh, an toàn lương thực thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, an ninh năng lượng và phát triển bền vững; là phát triển nền khoa học công nghệ nhiệt đới với hệ thống nông nghiệp lấy cây lúa làm trung tâm (6 – 7 triệu ha/10 triệu ha đất nông nghiệp); là khoa học dinh dưỡng cân đối cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất nhập khẩu…
 

Vẻ đẹp thời Hội nhập

Năm 2019 kết thúc với ngưỡng tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa đạt trên 500 tỷ USD nghĩa là độ mở nền kinh tế nước ta sẽ đạt 200% GDP.

Tin vui từ hội nghị Thương mại gạo quốc tế lần thứ 9 với giống lúa ST24 đạt giải 3 tại Ma Cao (Trung Quốc) và gần đây giống lúa ST25 đoạt giải nhất (Worl’s Best Rice) tại hội nghị quốc tế lần thứ 11 về Thương mại gạo ở Manila (Philippine) ngày 13/11/2019.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tỷ trọng các giống lúa chất lượng hiện nay đã đạt khoảng 80% diện tích gieo trồng. Như vậy, có thể đánh giá trình độ sản xuất lúa gạo của nước ta hiện nay đã được nâng lên một nấc thang giá trị mới, biểu hiện bằng giá gạo bán trong nước đã đạt khoảng 20.000 – 25.000đ/kg.

Hiện nay, thế giới đánh giá chất lượng hạt gạo thương mại theo 4 tiêu chí cơ bản: Chất lượng xay xát (husking), chất lượng thương mại (trading), chất lượng dinh dưỡng (nutrishing) và chất lượng nấu nướng (cooking).

17-20-38_xut_khu_go_-_nh_le_hong_vu_1
Sản phẩm gạo thơm RVT của Vinaseed.

Theo Hồ Quang Cua, giống ST25 đạt mùi thơm (4,3), độ mềm (4,8), độ trắng (5,0), vị ngon (4,8), tỷ lệ gạo lức (75,3%), tỷ lệ gạo trắng (64,9%), tỷ lệ gạo nguyên (49,8%), tỷ lệ gạo tấm (15,1%), chiều dài hạt gạo D (7,48 mm), chiều rộng R (1,86 mm), tỷ lệ D/R (4,9), tỷ lệ bạc bụng (0,4%), độ trắng (51,6%), chu kỳ sản xuất khoảng 100 ngày… Giống ST25 được Hội đồng đánh giá nhận xét, phân loại “Tốt”. Như vậy, giống ST25 có thể được đánh giá có chất lượng đặc biệt so với nhóm trong nước, nói gọn lại là 9 chữ: Thơm, dài, trắng, trong, đậm, ngọt, dẻo, mềm, ngon.

Hiện nay, chúng ta đang có hai hệ thống đánh giá giống lúa: Bảo hộ giống cây trồng mới và công nhận giống cây trồng mới (theo Luật Trồng trọt 2020). Tuy nhiên, trong sản xuất việc mở rộng còn có các tiêu chuẩn khác như: đánh giá tính kháng sâu bệnh, rầy nâu, chịu phèn mặn, chất lượng gạo sạch (không có Cadimi, aflatoxin, dư lượng thuốc sâu, thuốc trừ cỏ, hóa chất tạo mùi…), v.v.

Tuy nhiên, qua nhiều năm xuất khẩu gạo nhưng khâu tổ chức quản lý thương mại còn nhiều bất cập, giá xuất khẩu không tăng nhiều thậm chí “giẫm chân tại chỗ”, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh làm cho ngành hàng lúa gạo có xu thế không giữ được lợi thế, các FTA thế hệ mới đòi hỏi cần có chứng nhận về xuất xứ bản quyền sản xuất mà thiếu cơ sở pháp lý…
 

Quy trình “Ba bước tiến một bước lùi”

Từ năm 1996, Hồ Quang Cua và nhóm khoa học đã phát hiện từ giống lúa hạt dài thơm do Bộ NN-PTNT đưa từ Đài Loan về vào miền Nam đặt tên là VD20, có cá thể đột biến gốc tím rồi lai tạo phức hợp với nhiều nguồn gen dựa theo tiêu chuẩn của lúa thơm Thái BE2541...

Từ đó đến nay, hơn 20 năm nhóm tác giả đã thành công với trên 20 giống lúa mang tên ST, đặc biệt là ST24, ST25 có Danh hiệu quốc tế, Hồ Quang Cua đã được Nhà nước ta phong danh hiệu Anh hùng lao động (AHLĐ).

Sự trùng hợp là ở chỗ, trước đây 50 năm Sóc Trăng cũng có AHLĐ, Giáo sư Lương Định Của, nhà tạo giống lúa Nông nghiệp 1 thành công từ lai tạo giống Ba thắc Sóc Trăng với Bunco Nhật Bản.

Trước nữa 80 năm, vùng này cũng đã có những giống gạo tốt, sản xuất từ Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), chợ Gạo (Tiền Giang), Bạc Liêu… nổi tiếng trên thương trường Hương Cảng, Châu Âu…

Hiện nay, ở vùng này cũng xuất hiện nhiều mô hình canh tác lúa 4.0, lúa an toàn, sạch, hữu cơ, lúa - thủy sản với các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm đặc sản, có hiệu quả cao và bền vững.

Như vậy, nhìn từ quá khứ đến hiện tại, chúng tôi đề nghị Bộ NN-PTNT cùng địa phương cần tổng kết xây dựng quy trình tổ chức kinh tế sản xuất mới phù hợp ở vùng này theo phương châm “Ba bước tiến, một bước lùi”. Lùi về phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc trừ cỏ, giảm nước tưới… Tiến về chất lượng, thương hiệu và giá trị gia tăng. Hiện nay, giá gạo chất lượng cao như Thơm RVT, ST24, ST25 khoảng 25.000 – 30.000 đồng/kg tức là đã đạt trên 1.000 USD/tấn.
 

Từ Danh hiệu đến Thương hiệu

Tin vui từ Trung Quốc và Philippine thì ST24, ST25 mới chỉ là Danh hiệu, từ Danh hiệu đến Thương hiệu cần có một quyết tâm chính trị lớn mang tên quốc gia Make in Việt Nam.

Trước hết, Nghị quyết của Quốc hội cho phép giữ diện tích lúa là 3,8 triệu ha. Như vậy, chúng ta có thể giảm 500.000 ha canh tác lúa. 10 năm qua chúng ta mới giảm được một nửa chỉ tiêu. Vì vậy, sắp tới chúng ta cần làm hai việc: phải hoàn thành chỉ tiêu đó; đồng thời tăng gấp đôi giá trị thương mại hạt gạo. Theo chúng tôi, các địa phương nên giảm gieo trồng một vụ lúa để chuyển đổi sang diện tích khác có giá trị cao hơn như: thủy sản, cây ăn trái… trên cơ sở cân đối từ thị trường và công nghiệp chế biến.

Thứ hai, hiện nay chúng ta xuất khẩu 1 triệu tấn gạo nếp, hơn 1 triệu tấn gạo Jasmin là được giá khá, sắp tới cần cấu trúc lại tỷ lệ cơ cấu giống lúa chất lượng có giá trị gia tăng cao đạt 600 – 800 USD/tấn gạo, không chỉ cho xuất khẩu mà còn phục vụ thị dân, giới trung lưu, giới thượng lưu, người du lịch… ở trong nước; xây dựng bản đồ sản xuất thương mại lúa gạo theo vùng có lợi thế, ví dụ: vùng chuyển đổi 0,5 triệu ha ở ven biển, cửa sông có sinh thái lợ, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long…

Thứ ba, chương trình thương hiệu quốc gia cần tập trung cho ngành hàng lúa gạo chủ lực, triển khai Luật Trồng trọt, xây dựng Nghị định về quản lý, về chứng nhận bản quyền sản xuất trong, ngoài nước.

17-20-38_xut_khu_go_-_nh_le_hong_vu
Chế biến gạo thơm tại nhà máy chế biến gạo hiện đại nhất của Vinaseed tại Đồng Tháp.

Tỉnh Sóc Trăng và các địa phương cần có chính sách cho sản phẩm quốc gia và OCOP, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, tổ chức lại mạng lưới đại lý hộ kinh doanh theo doanh nghiệp, ngành hàng; xây dựng Điều lệ liên kết sản xuất thương mại có chính quyền giám sát trọng tài… với các mô hình tổ chức sản xuất chính: trang trại nông nghiệp sản xuất lớn, trang trại nông nghiệp có lao động thuê, mướn, nông trại hàng hóa gia đình và hộ tiểu nông.

Các Bộ NN-PTNT, Công thương cần tham mưu cho Chính phủ tháo gỡ 4 nút thắt: tổ chức lại sản xuất lúa gạo từ khâu phân khúc thấp lên cao trong chuỗi giá trị hạt gạo; sự lạc hậu về quy trình kỹ thuật công nghệ và hạ tầng ngành hàng; các hạn chế của chính sách theo vùng và theo sản phẩm cụ thể; tổ chức lại thương mại ngành hàng gạo. Theo chúng tôi, những năm tới hai Bộ nên tập trung chuyển trục tổ chức sản xuất hàng hóa nông sản ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc cho cân đối với miền Nam.

Thứ tư, các địa phương cùng doanh nghiệp có chương trình xúc tiến thương mại cụ thể như kinh nghiệm của Bắc Giang, Sơn La, Quảng Ninh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đăk Lăk… tham gia thường xuyên các hội thi, hội chợ, hội nghị, lễ hội, triển lãm, diễn đàn… quảng bá nông sản trong, ngoài nước. Kinh nghiệm từ ST24, ST25 cho thấy đây là cách tốt nhất, hiệu quả nhất về xúc tiến thương mại hiện nay.

Thứ năm, Bộ NN-PTNT và Bộ Khoa học Công nghệ nên xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đầy đủ; tổng kết mô hình nhóm nghiên cứu khoa học Hồ Quang Cua ở địa phương để nhân rộng mô hình R&D như: Trung ương hỗ trợ nguồn gen, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tham gia hội chợ quốc tế, thông tin thương mại…; địa phương tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp, HTX, có nhạc trưởng, nhạc công…, xây dựng chính sách; nông dân tổ chức liên kết theo tiêu chuẩn tiên tiến.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm