| Hotline: 0983.970.780

Vì sao nền nông nghiệp Philippines mãi lẩn quẩn?

Thứ Bảy 19/02/2022 , 16:01 (GMT+7)

Năng suất thấp khiến cho ngành nông nghiệp Philippines phải bảo hộ rất nhiều trong những năm qua. Việc nhập khẩu gạo, thịt và rau quả bị phản đối do giá cao hơn bình thường.

Đất đai manh mún cộng với chính sách trì trệ khiến người nông dân Philippines khó phát triển sản xuất lớn. Ảnh: FAO 

Đất đai manh mún cộng với chính sách trì trệ khiến người nông dân Philippines khó phát triển sản xuất lớn. Ảnh: FAO 

Bài viết của chuyên gia kinh tế Boo Chanco đăng trên tờ PhilStar hiện đang thu hút sự quan tâm của dư luận vì đã “bóc mẽ” và lột tả được những tồn tại cố hữu, thậm chí là nhạy cảm.

Bài viết mở đầu bằng câu chuyện một doanh nhân Đài Loan đang đầu tư lớn vào lĩnh vực chăn nuôi lợn ở Philippines khi vị này nhận thấy tiềm năng lớn ở đây. Theo ông Chanco, đó cũng chính là khoản đầu tư mà chúng tôi cần sau khi dịch tả lợn Châu Phi (ASF) gần như đã tàn phá hầu khắp các trang trại lợn ở Philippines.

Theo đó, nhà đầu tư Đài Loan (người từng làm ăn ở đây 50 năm và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi) đã nhập khẩu gần một nghìn con lợn của Đan Mạch và đưa về Philippines vào ngày 10 tháng 2 vừa qua đã bỏ ra khoảng 900 triệu peso (tương đương 17,5 triệu USD) để mở rộng liên doanh chăn nuôi lợn tại quốc gia Đông Nam Á.

Vị doanh nhân này đã lên kế hoạch xây dựng năm trang trại chăn nuôi lợn ở vùng Bataan, dự kiến ​​sẽ sản xuất 120.000 đầu lợn mỗi năm vào năm 2025, điều này sẽ giúp kiềm chế giá thịt lợn tại địa phương và cải thiện giống lợn.

Theo các chuyên gia Philippines, khoản đầu tư này là tín hiệu tốt cho đất nước, nhất là khi ngành công nghiệp chăn nuôi địa phương hiện đang gặp khó khăn trong việc khôi phục lại nguồn cung thịt lợn do dịch bệnh ASF hoành hành khiến đàn lợn bị sụt giảm đáng kể. Từ 13 triệu con lợn vào tháng 10 năm 2019, nay Philippines đã giảm xuống chỉ còn 9,87 triệu con, tính đến cuối năm 2021.

Trong vài năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp Phillippines đã phải sử dụng đến biện pháp nhập khẩu thịt lợn để quản lý giá bán lẻ tại các chợ dân sinh. Tuy nhiên giải pháp đó đã bị phản đối gay gắt bởi tác động tiêu cực đến những người chăn nuôi lợn trong nước, vốn đang yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ để tái đàn và phục hồi hoạt động chăn nuôi.

Nông dân Philippines thu hoạch lúa bằng xe trâu. Ảnh: Getty

Nông dân Philippines thu hoạch lúa bằng xe trâu. Ảnh: Getty

Theo ông Chanco, dòng đầu tư mới của Đài Loan đến nay không phải là khoản đầu tư nước ngoài đầu tiên vào ngành chăn nuôi lợn ở Philippines bởi người Thái đã tới đây sớm hơn.

“Năm 2017, Bộ trưởng Nông nghiệp khi đó là ông Manny Pinol đã đích thân đưa các giới chức của tập đoàn chăn nuôi lớn nhất Thái Lan, Charoen Pokphand Group (CP Group), tới để ra mắt Tổng thống Duterte. Người Thái lúc đó muốn đầu tư một khoản ước tính trị giá lên tới 2 tỷ USD vào Philippines trong vòng 5 năm để sản xuất thịt lợn và thịt gà, phục vụ cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu”, theo ông Chanco.

Hiện tập đoàn CP vẫn đang hoạt động tại Philippines, chủ yếu ở khu vực Luzon, nhưng họ muốn mở rộng hoạt động sang cả Visayas và Mindanao. Dự án sản xuất lợn và gà của CP sẽ được chia thành 10 mô-đun, sử dụng khoảng 6.000 ha mỗi mô-đun để sản xuất ngô và đậu tương sử dụng cho hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ.

“Tôi hỏi đương kim Bộ trưởng Nông nghiệp William Dar: Chuyện gì đã xảy ra với người Thái? Ông ấy trả lời rằng: Họ đang ở đây và chúng tôi đang làm việc với họ. Nhưng khi tôi hỏi chi tiết, ông Dar ngừng trả lời”, tờ PhilStar dẫn lời ông Chanco.

Theo ông Chanco, ngành công nghiệp địa phương về cơ bản là có rất nhiều hoạt động sân sau. Nó giống như hầu hết các lĩnh vực của ngành nông nghiệp đều “không có quy mô kinh tế”. Hiện đại hóa đã không diễn ra và điều đó cũng giải thích tại sao dịch tả lợn Châu Phi lại có thể lây lan chóng mặt như vậy.

Vị chuyên gia này cho rằng, khoản đầu tư mới mà doanh nhân Đài Loan đang thực hiện chính là điều mà ngành nông nghiệp Philippines rất cần để cải thiện sản xuất, hạ giá cho người tiêu dùng và ổn định an ninh lương thực.

“Lẽ ra ngành nông nghiệp của chúng ta có thể tận dụng một số thời cơ tốt như trên để phát triển nhưng cuối cùng nó lại vận hành không ổn. Bộ trưởng Dar tin tưởng rằng lĩnh vực nông nghiệp sẽ phục hồi vào năm 2021, sẽ giúp cho sự phục hồi của nền kinh tế nói chung. Nhưng điều đó đã không xảy ra”, theo ông Chanco.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế tổng thể năm 2021 của Philippines là từ 6,5 đến 7,5%, trong đó ngành nông nghiệp là 2,5%. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của chúng ta năm ngoái đã giảm (-3,3%) trong quý đầu tiên; âm 1,5% trong quý thứ hai; âm 2,6% trong quý thứ ba và chỉ tăng trưởng 0,6% trong quý thứ tư.

Có rất nhiều lý do để bào chữa, từ đại dịch đến thiên tai, biến đổi khí hậu. Nhưng ngay cả khi không có những rủi ro ấy, ngành nông nghiệp của chúng ta đã không đóng góp tốt cho tăng trưởng chung của nền kinh tế trong suốt nhiều năm qua.

Năng suất thấp đã khiến ngành nông nghiệp Philippines phải bảo hộ rất nhiều trong những năm qua. Việc nhập khẩu gạo và rau quả đã bị phản đối do giá cả cao hơn bình thường, dẫn đến bất ổn vì người lao động đòi hỏi mức lương cao hơn, điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm được sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, các chính trị gia đã liên tục dùi dắng, không dám làm bất cứ điều gì ngoài việc theo đuổi những chính sách cũ và lạc hậu khiến ngành nông nghiệp trở thành một nền kinh tế tụt hậu. Ngoài ra còn một vấn đề cơ bản nữa là do người nông dân sở hữu đất đai manh mún, cũng ngăn cản quá trình hiện đại hóa và cơ giới hóa vốn còn đang gây nhiều tranh cãi để cải cách.

Bộ trưởng Dar thì rất thích nói rằng: “Tầm nhìn của chúng tôi là một Philippines an toàn lương thực và quyết tâm làm sao để nông dân và ngư dân đều thịnh vượng”.

Trong khi đó một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, điều cần thiết là phải biến nông nghiệp Philippines trở thành một ngành năng động, tăng trưởng cao. Đó là cách nước này có thể tăng tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch, giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện.

WB đồng thời lưu ý rằng: “Nếu như trước đây, chi tiêu công chủ yếu hướng đến hỗ trợ giá cho một số loại cây trồng và hàng hóa, cũng như trợ cấp cho các chi phí đầu vào như phân bón, máy móc thì vấn đề hiện nay là phải cần tới những can thiệp như tích tụ đất đai (bao gồm cả các chương trình hợp tác xã), đổi mới dịch vụ khuyến nông, thương mại điện tử và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp kinh doanh nông nghiệp để có thể thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền nông nghiệp Philippines. Ngoài ra cần phải có những lực đẩy mạnh hơn nữa từ khu vực tư nhân mới hy vọng mang lại thành quả mới.

(PhilStar)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.