| Hotline: 0983.970.780

Vị Trung phấn đấu về đích

Thứ Sáu 05/10/2018 , 08:10 (GMT+7)

Theo BCĐ chương trình MTQG xây dựng NTM xã Vị Trung (Vị Thủy, Hậu Giang), đến nay qua triển khai thực hiện cuối năm 2017, xã tiếp tục được tái công nhận đạt 10/13 tiêu chí đã đạt và được công nhận mới 1 tiêu chí số 9 nhà ở dân cư, nâng tổng số tiêu chí đã đạt của xã 11/19 tiêu chí.

Phấn đấu đến cuối năm 2018 xã Vị Trung hoàn thành 19/19 tiêu chí.

15-20-28_thi_cong_cc_cong_trinh_t_huy_loi_bo_ve_sn_xut
Thi công các công trình thủy lợi bảo vệ sản xuất

Theo ông Lê Văn Tiền, Chủ tịch UBND xã Vị Trung thì xã còn 8 tiêu chí trong đó có tiêu chí giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa cần được sự quan tâm và đầu tư từ huyện để đạt được.

Đối với tiêu chí giao thông, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn xã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân: 2,8/2,8km đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt so với chuẩn 100%. 10/14km đường trục ấp và đường liên ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 71,4%. 21/28km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 75%. 13/16km đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt 81,25%.

Tuy nhiên các tuyến đường giao thông đa số có chiều ngang từ 2 - 2,5m và đã xuống cấp cần đầu tư làm mới, nâng cấp như: tuyến 4 Thước (ấp 8 - 12); tuyến Ô Môi (ấp 11); tuyến 9 Thước -Hội Đồng (ấp 11); tuyến Bà 10 (ấp 9). Đầu tư làm mới tuyến 3 Liên - Ông Tà (đoạn ấp 9); tuyến 3 Liên (ấp 11 - 12 - 13); tuyến 2 Lai (ấp 8 - 12) nhằm đạt chuẩn so với quy định.

Còn riêng 5 tiêu chí chính quyền và nhân dân cùng làm như thu nhập, hộ nghèo, BHYT, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, xã đang rất tích cực tập trung hết cán bộ vận động người dân, các "Mạnh Thường Quân," doanh nghiệp cùng chung tay góp sức xây dựng cùng chính quyền.

Đầu năm 2018, xã có 5,62% số hộ nghèo. Trong năm xã cố gắng vận động, hỗ trợ 62 hộ dân thoát nghèo bền vững, đưa tỷ lệ giảm còn 2,92%. Để làm được điều này mỗi hộ dân nghèo sẽ chọn một mô hình làm ăn phù hợp và xã sẽ hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng CSXH với số vốn 20 - 50 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các mô hình làm ăn được hỗ trợ cho người nghèo của tỉnh, huyện dành cho xã như mô hình trồng nấm bào ngư, nấm rơm với số vốn hỗ trợ là 270 triệu đồng. Hiện hầu hết các hộ nghèo, hơn 20 hộ tham gia chương trình trồng nấm rơm đã gắn kết lại hình thành HTX trồng nấm rơm sạch, có bao tiêu liên kết đầu ra. Các thành viên rất yên tâm sản xuất và cơ hội nâng cao thu nhập, thoát nghèo cũng tăng lên.

Bên cạnh đó, xã cũng vận động Cty Ánh Dương (có trụ sở tại huyện Long Mỹ) cho 50 hộ nghèo mượn vốn trong 6 tháng với số tiền 2 triệu đồng/hộ. Để các hộ dân buôn bán nhỏ như rau cải, chăn nuôi gà vịt, trồng rẫy… phát triển kinh tế.

Thu nhập bình quân đầu người theo xã tự đánh giá đạt 40 triệu đồng/người/năm chưa đạt so với chuẩn 42 triệu đồng/người/năm. Để đạt tiêu chí trong năm 2018 BCĐ xã tiếp tục vận động nhân dân cải tạo vườn tạp thay cho vườn cây ăn trái kém hiệu quả; trồng rau màu xen trong vườn để lấy ngắn nuôi dài; phát triển nhân rộng các mô hình làm ăn có lợi nhuận cao như: mô hình trồng nấm rơm, nấm bào ngư, trồng hoa kiểng, đan đát, trồng trọt, chăn nuôi...

Hiện toàn xã có 218 mô hình làm ăn hiệu quả (trong đó có 02 mô hình thu nhập trên 500 triệu đồng, 19 mô hình thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng; 197 mô hình thu nhập 50 - 100 triệu đồng); xây dựng cánh đồng lớn nhằm liên kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân, mời gọi doanh nghiệp đến đầu tư, góp phần tăng thu nhập cho người dân nhằm đạt yêu cầu so với Bộ tiêu chí Quốc gia.

Đối với tiêu chí BHYT, hiện xã đạt 72% và tiêu chí môi trường cảnh quan nông thôn. Xã sẽ dồn hết cán bộ chia ra thành từng đoàn để vận động người dân tham gia cùng với chính quyền. Mỗi đoàn công tác của xã sẽ gõ cửa từng nhà tuyên truyền vận động nâng cao ý thức và sự đồng tình của người dân. Phấn đấu đến tháng 10 năm nay sẽ hoàn thành hai tiêu chí này.

Để cho công tác xây dựng NTM từ nay đến cuối năm được hoàn chỉnh, cũng như sau khi được công nhận NTM, ông Lê Văn Tiền cho hay: “Chúng tôi kiến nghị cấp trên giới thiệu các DN, Cty đến đầu tư xây dựng cánh đồng lớn tại địa phương nhằm bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập của người dân. Sớm đầu tư kéo mới hệ thống nước sạch đến các ấp 11, 12, 13 và một phần ấp 7, 8 vì hiện người dân các ấp trên không có nước sạch sử dụng. Đầu tư xây dựng mới trường trung học cơ sở trên địa bàn xã”.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức quê ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, TP Hà Nội, nơi từng có một thời hoàng kim của nghề thêu.