| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nông thôn mới không chạy theo thành tích

Thứ Năm 16/11/2023 , 09:11 (GMT+7)

Quan điểm của tỉnh Đồng Tháp là luôn tạo điều kiện để cho các địa phương trong quá trình xây dựng NTM không chạy theo thành tích mà phải đi vào thực chất.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình giao thông nông thôn ở huyện Lai Vung. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình giao thông nông thôn ở huyện Lai Vung. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tỷ lệ hài lòng của người dân đạt trên 90%

Tỉnh Đồng Tháp luôn chia sẻ, quan tâm, tạo điều kiện để các địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, quan điểm của tỉnh là phải đủ điều kiện mới công nhận, địa phương nào được công nhận NTM thì cơ sở vật chất, tinh thần của người dân phải được nâng lên. Đây là khẳng định của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tại chuyến kiểm tra tiến độ xây dựng NTM tại các huyện Lai Vung, Lấp Vò vào cuối tháng 10 vừa qua.

Báo cáo về tiến độ xây dựng huyện NTM, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Lai Vung cho biết, xác định xây dựng NTM là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, huyện đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng NTM. Đến nay, sau nhiều nỗ lực, huyện đã có 11/11 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, riêng hai xã Tân Dương và Tân Thành đạt chuẩn NTM nâng cao. Đối với tiêu chí huyện NTM, đến nay huyện Lai Vung đạt 5/9 tiêu chí, hiện còn 4 tiêu chí chưa đạt gồm quy hoạch, giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục và môi trường.

Đối với huyện Lấp Vò, thực hiện chương trình xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, địa phương đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Đến nay, Lấp Vò đã hoàn thành 12/12 xã đạt chuẩn NTM, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và đạt 8/9 tiêu chí huyện NTM. Huyện phấn đấu hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM trong năm 2023.

Từ tinh thần nông thôn mới, Lấp Vò đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, mang bản sắc riêng của địa phương. Trong ảnh, huyện Lấp Vò tái hiện 'chợ ma' Định Yên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ tinh thần nông thôn mới, Lấp Vò đã tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, mang bản sắc riêng của địa phương. Trong ảnh, huyện Lấp Vò tái hiện “chợ ma” Định Yên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Một điều đáng ghi nhận ở 2 địa phương Lấp Vò và Lai Vung, qua thống kê về kết quả lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với quá trình xây dựng NTM ở các xã, đại đa số các hộ dân đều đồng tình, hài lòng với việc tổ chức thực hiện xây dựng NTM của huyện với tỷ lệ đạt trên 90%. Tất cả các tiêu chí đều có tỷ lệ hài lòng đạt từ 90% trở lên, số phiếu chưa hài lòng chiếm tỷ lệ thấp.

Tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương

Bên cạnh những  kết quả đáng ghi nhận, chương trình xây dựng NTM ở 2 địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, khó khăn chung của các huyện là việc đánh giá chỉ tiêu 5.4 của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp đạt kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và việc đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung, thực hiện còn chậm.

Ngoài ra, một số tiêu chí mới trong Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 cần có thời gian để tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện như: Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe, tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa, tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử… 

Hai địa phương Lấp Vò và Lai Vung, qua thống kê về kết quả lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng NTM đều đạt tỷ lệ trên 90%.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hai địa phương Lấp Vò và Lai Vung, qua thống kê về kết quả lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng NTM đều đạt tỷ lệ trên 90%.  Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đánh giá lại những kết quả cụ thể trong xây dựng NTM của tỉnh thời gian qua, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong ghi nhận sự nỗ lực của các địa phương trong việc triển khai thực hiện chương trình. Theo ông Phong, mặc dù các tiêu huyện nông thôn mới theo Bộ tiêu chí mới thay đổi theo hướng khó hơn, yêu cầu cao hơn nhưng các địa phương đã nỗ lực và đạt được các kết quả như hiện nay là một sự cố gắng rất cao. Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong mong muốn các địa phương tiếp tục phát huy những ưu điểm, để đạt được những kết quả cao hơn trong thời gian tới.

Để đạt được mục tiêu huyện NTM theo kế hoạch đề ra, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong yêu cầu, sau buổi kiểm tra của đoàn công tác, các địa phương phải đặt lại lộ trình, tiến độ công việc để có sự tập trung tốt hơn và lộ trình thực hiện rõ hơn. Tăng cường cơ chế phối hợp với các sở, ngành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các phần việc còn lại và phải đẩy mạnh phát huy hệ thống cộng đồng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong các nội dung chương trình NTM.

“Quan điểm của tỉnh là luôn chia sẻ, quan tâm và tạo điều kiện để các địa phương trong quá trình xây dựng NTM nhưng cũng không chạy theo thành tích mà việc xây dựng NTM phải đi vào thực chất, địa phương nào được công nhận NTM thì điều kiện sống về vật chất, tinh thần của người dân phải được nâng lên”, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong khẳng định.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững tỉnh Đồng Tháp, đến nay toàn tỉnh có 109 xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, có 18 xã được công nhận xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 5 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ NTM gồm: TP Sa Đéc, TP Cao Lãnh, TP Hồng Ngự và 2 huyện Tháp Mười, Cao Lãnh. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ có thêm 3 huyện đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 60% so với chỉ tiêu đề ra. 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm