6 ngành hàng sẽ bị EU kiểm soát để hạn chế nguy cơ mất rừng. Việt Nam - Lào tăng cường phối hợp lĩnh vực bảo vệ rừng, thực thi pháp luật lâm nghiệp. Cả nước có 937 xã nông thôn mới nâng cao. Xuất khẩu tôm giảm hơn một nửa.
6 ngành hàng sẽ bị EU kiểm soát để hạn chế nguy cơ mất rừng
Phát biểu tại Hội thảo kỹ thuật về sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng, sáng 24/2, Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, Châu Âu đã thông qua dự luật nhằm cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng, trong đó, dầu cọ, đậu nành, gỗ và sản phẩm từ gỗ, gia súc, cacao và cà phê là 6 ngành hàng bị phát hiện liên quan đến mất rừng trên đất liền sau ngày 21 tháng 12 năm 2019 sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU. Quy định này dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm nay và sẽ bắt đầu áp dụng các nghĩa vụ đối với nhà sản xuất từ tháng 12/2024. Do đó, Để mở rộng cơ hội tiếp cận các thị trường quốc tế, đặc biệt là các khu vực có yêu cầu riêng về truy xuất nguồn gốc sản phẩm không gây mất rừng như Châu Âu, canh tác nông nghiệp tại Việt Nam cần được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, không mở rộng diện tích, nhưng tăng chất lượng và giá trị sản phẩm.
VIỆT NAM- LÀO TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG, THỰC THI PHÁP LUẬT LÂM NGHIỆP
Thông tin tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào, giai đoạn 2017-2022 và thảo luận các hoạt động phối hợp giữa hai bên giai đoạn 2023-2028 sáng 24/2.Qua 5 năm thực hiện các nội dung trong Biên bản ghi nhớ giữa Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Thanh tralâm nghiệp Lào, hai bên đã đạt được nhiều kết quả tích cực Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã qua biên giới Việt - Lào vẫn còn diễn biến phức tạp. Một số loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đã và đang phải đối mặt với nạn săn, bắn và buôn bán trái phép, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng.
CẢ NƯỚC CÓ 937 XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO
Tại hội nghị, các cơ quan chức năng hai nước đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về những kết quả đạt được trong công tác quản lý bảo vệ rừng khu vực biên giới Việt Nam và Lào, cũng như phân tích, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật lâm nghiệp.Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lũy kế đến đầu tháng 2 năm nay, cả nước có 6.009 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt gần 17 tiêu chí một xã. Trong đó, có 937 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 110 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Cả nước có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM và 18 tỉnh, thành có 100% số xã đạt chuẩn NTM.Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thống nhất nhận thức, thay đổi tư duy của người dân về thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn.
XUẤT KHẨU TÔM GIẢM HƠN MỘT NỬA
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, xuất khẩu tôm qua hầu hết thị trường chính đều giảm mạnh trong tháng 1. Cụ thể, xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ đạt 23 triệu USD, giảm 65% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức giảm mạnh nhất trong số các thị trường. Trong khi đó, tôm xuất sang EU giảm 55% so với cùng kỳ chỉ đạt 24 triệu USD, còn thị trường Nhật Bản tháng qua chỉ đạt 29 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái.Theo VASEP, nguyên nhân khiến xuất khẩu sụt giảm đột biến là do tháng 1 trùng với kỳ nghỉ Tết nên nhu cầu thị trường quốc tế giảm mạnh. Ngoài ra, tại EU, sức mua bị ảnh hưởng bởi tác động của lạm phát và những bất ổn liên quan đến cuộc chiến Nga – Ukraine. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang trong tình trạng dư cung. Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia của nước này, nhập khẩu tôm của xứ sở cờ hoa trong tháng 12/2022 chạm mức thấp nhất 10 năm.