Bộ NN-PTNT đang xây dựng kế hoạch nâng cấp 46km đê tại Hà Nội. Thanh Hóa: Gần 200 hộ dân bị ngập sâu trong nước. Vietstock 2024 có hơn 400 đơn vị tham gia. Quản lý dịch hại tổng hợp gắn với cấp mã vùng trồng cho cây chè.
Bộ NN-PTNT đang xây dựng kế hoạch nâng cấp 46 km đê tại Hà Nội
(Hình bên nhóm Bão số 3)
Bá Thắng - Sx
Trước khả năng mực nước các sông quanh khu vực Hà Nội không ngừng dân cao, ngày 12/9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã đi khảo sát tại cầu Cốc, điểm bị ngập nặng tại xã Nam Phương Tiến, TP. Hà Nội. Đồng thời, thăm hỏi người dân đang tạm trú ở Ban chỉ huy quân sự xã.
Để dứt điểm tình trạng nước tràn đê sông Bùi mỗi khi có mưa lớn, Bộ NN-PTNT đang xây dựng kế hoạch đầu tư dự án ADB 10, với kinh phí khoảng 600 tỷ đồng dành cho Hà Nội để nâng cấp khoảng 46 km đê, xây mới thay thế 5 cống qua đê. Đồng thời, bổ sung vốn đầu tư công trung hạn khoảng 350 tỷ đồng. Trong đó, hơn 200 tỷ đã được TP Hà Nội phê duyệt và triển khai hoàn thiện 3,5km đê tả Đáy. Khoảng 150 tỷ đồng òn lại, Bộ sẽ phối hợp với thành phố xây dựng 11 cống mới dưới đê thay thế cống cũ bị hư hỏng.
Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 3 mưa lớn kéo dài khiến nước sông Bùi tràn qua đê. Tính đến 7 h sáng nay, mực nước sông Bùi trên báo động III. Nước lũ đã tràn qua đê Bùi 2 và đê hữu bùi tại vị trí có cao trình thấp khoảng 10-40cm.
Thanh Hóa: Gần 200 hộ dân bị ngập sâu trong nước
Quốc Toản - Sx
Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lớn nhiều ngày khiến nước lũ sông Bưởi ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa dâng cao, gây ngập sâu nhiều căn nhà. Tính đến chiều ngày 11/9, toàn huyện có 172 hộ bị ngập nước từ 40-50cm, trong đó khu phố Ngọc Bồ (thị trấn Kim Tân) là nơi chịu ảnh hưởng nặng nền nhất với gần 100 hộ bị ngập. Nhiều tài sản của các hộ dân nơi đây chưa kịp di chuyển bị hư hại hoặc cuốn trôi theo dòng nước.
Huyện Thạch Thành đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra các khu vực xung yếu, trọng điểm để có phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Tiếp tục rà soát các hộ khu vực trũng thấp bị ngập lụt, hộ nguy cơ sạt lở đất để có phương án huy động lực lượng tổ chức di dân đến nơi an toàn. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 200 căn nhà bị ngập, 233 căn nhà bị tốc mái do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay. Địa phương này cũng ghi nhận gần 3.000 ha lúa bị đổ gãy.
Vietstock 2024 có hơn 400 đơn vị tham gia
Nguyễn Thủy – Sx
Chia sẻ tại buổi họp báo về Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản & Chế biến thịt tại Việt Nam (Vietstock 2024) diễn ra tại TP.HCM, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, trong khuôn khổ sự kiện sẽ có nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá về ngành chăn nuôi Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều công nghệ mới cũng được cập nhật.
Các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ thảo luận, phản biện đa chiều. Từ đó, đưa ra những định hướng, giải pháp tốt nhất cho ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững, nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong thời gian tới, theo đúng định hướng "4 tốt hơn" của FAO: năng suất cao hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường xanh sạch hơn & cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vietstock 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9-11/10 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), với sự tham gia của hơn 400 đơn vị trưng bày, dự kiến thu hút 13.000 khách tham quan từ 50 quốc gia và khu vực. Sự kiện được bảo trợ truyền thông bởi Báo Nông Nghiệp Việt Nam.
Quản lý dịch hại tổng hợp gắn với cấp mã vùng trồng cho cây chè
Thanh Nga - Sx
Hà Tĩnh hiện có hơn 850 ha chè tập trung tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê và Kỳ Anh. Trong nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, Sở NN-PTNT Hà Tĩnh đã và đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập trung triển khai Quản lý dịch hại tổng hợp gắn với cấp mã vùng trồng cho cây trồng chủ lực này.
Đến nay, đã có hơn 37 ha chè được cấp mã số vùng trồng. Tại các mô hình, lượng phân bón vô cơ, thuốc BVTV hóa học giảm 20 - 40%, cây chè sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại, năng suất dự kiến đạt 25 tấn/ha/năm; lợi nhuận tăng thêm 15 - 20%.
Việc cấp mã số vùng trồng giúp người tiêu dùng và cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Đây cũng được xem như “giấy thông hành” để sản phẩm chè tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu chính ngạch ra thị trường quốc tế.
TIN CHƯA SỬ DỤNG
Trồng thâm canh hoa thiên lý trên đất đồi núi
Thanh Nga sx
Thực hiện chủ trương xóa bỏ vườn tạp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh đã đưa cây thiên lý trồng thâm canh trên đất vườn đồi tại xã Sơn Tiến, với quy mô diện tích hơn 10 ha/200 hộ dân tham gia.
Cây hoa thiên lý dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, ít sâu bệnh. Thời gian trồng đến khi ra hoa, thu hoạch kéo dài 4 đến 5 tháng; thu được nhiều lứa trong nhiều năm liên tiếp và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bình quân, sản lượng thu hoạch tại huyện Hương Sơn mỗi vụ đạt 300-500 kg/sào, bán với giá từ 30.000-50.000 đồng/kg tùy thời điểm, ước tổng thu nhập đạt từ 10 đến 12 triệu đồng/sào. Hiện nay, huyện Hương Sơn đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn kiểm tra, đánh giá kết quả để làm cơ sở tiếp tục nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nông dân trồng tắc kiểng ở Đồng Tháp bắt đầu xử lý cây ra trái bán vào dịp Tết
Lê Hoàng Vũ – Sx
Thời điểm này, bà con nông dân trồng tắc kiểng ở làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đang tất bật khâu xử lý ra trái để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đây là loại cây bán Tết có thời gian chăm sóc khá dài, kéo dài gần 1 năm từ lúc trồng.
Nếu như những loại hoa kiểng khác chỉ trồng trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng thì có thể bán trong dịp Tết nhưng với những cây tắc kiểng thì người nông dân phải ròng rả chăm sóc cả năm trời mới có được những cây tắc sai trũi quả bán Tết. Thông thường, từ khoảng cuối tháng Giêng là nông dân bắt đầu trồng tắc kiểng.
Đang chăm sóc hơn 1.000 cây tắc kiểng, nông dân Hồ Văn Tất ngụ ấp Tân Thành, xã Tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc, người có hơn 5 năm trồng tắc kiểng cho biết, để có cây tắc ra trái sai vào đúng dịp Tết, tùy vào thời tiết, người trồng ngoài việc tích cực tưới tiêu, chăm sóc còn phải thuê nhân công thực hiện cắt bỏ bông và trái từ 3 - 4 đợt trong năm. Theo tính toán của ông Tất, từ lúc trồng đến lúc bán mỗi cây tắc kiểng phải tốn chi phí hơn 100 ngàn đồng. Thời điểm này, ông Tất và các chủ vườn tắc đang thực hiện công đoạn xử lý để cây ra trái.
Theo nhiều bà con nông dân, năm nay, thời điểm xử lý ra trái thời tiết khá thuận lợi nên đa số đều ra hoa. Tuy nhiên, để có những cây tắc đẹp và nhiều trái đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, đặc biệt là khâu xử lý sao cho cây ra trái nhiều đúng vào dịp Tết, nuôi dưỡng để cây ra trái to, sáng da mới bán được giá cao.
Chế biến hơn 500 hộp cá, thịt rim, gửi cho bà con vùng lũ
(Đợi ghép cùng 1 đến 2 tin ủng hộ nữa!)
Tâm Phùng - Sx
Nhằm sẻ chia với những khó khăn do hậu quả của cơn bão số 3 và lũ lụt gây ra, cơ quan Trung tâm Văn hóa- Thông tin- Thể trhao huyện Bố Trạch (Quanrg Bình), đã kêu gọi cán bộ, nhân viên đóng góp kinh phí, tranh thủ thời gian mua thịt lợn ngon, cá biển khô…chế biến thành 500 hộp cá rim, thịt rim, trị giá trên 40 triệu đồng, gửi cho bà con vùng bị lũ lụt.
Các tình nguyện viên đã chế biến thành thực phẩm theo cách truyền thống ở địa phương. Thực phẩm được đóng hộp nhựa để bảo quản và thuận tiện cho việc vận chuyển. Đây là những thực phẩm đùng ngay chco bữa ăn hang ngày, có độ dinh dưỡng cao và dễ bảo quản, sử dụng được trong thời gian dài.
Số thực phẩm này sẽ nhanh chóng được gửi đến bà con vùng bị lũ lụt. Qua đó, sẻ chia phần nào với những mất mát của người dân các tỉnh phía Bắc, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống.