Mô hình trồng lúa đầu tiên tại Quảng Bình áp dụng khoa học công nghệ theo hướng hữu cơ đã cho hiệu quả lớn…
Cánh đồng công nghệ hướng hữu cơ cho lãi lớn
Vụ đông- xuân năm nay, tại tỉnh Quảng Bình, một nông dân đã liên kết với doanh nghiệm thực hiện mô hình trồng lúa 22 ha áp dụng công nghệ và sản xuất theo hướng hữu cơ. Mô hình liên kết này ngay trong vụ mùa đầu tiên đã cho thu lãi lớn trên cánh đồng.
Được sợ hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình, nông dân trẻ Trần Văn Khánh ở xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đã liên kết với Tổng Công ty Sông Gianh thực hiện mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ và đưa khoa học công nghệ vào sản xuất trên cánh đồng.
Sau khi xong khâu làm đất, Tổng Công ty Sông Gianh hỗ trợ đưa thiết bị bay vào giai đoạn gieo sạ. Lượng giống gieo chỉ ở mức 3 kg mỗi sào thay cho cách gieo truyền thống là 7 kg mỗi sào. Ở giai đoạn bón phân, mô hình sử dụng thiết bị bay 3 lần rải phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh trên đồng lúa với tổng mức 200 kg/ha. Tiếp tục những vụ sau sẽ giảm còn 100 kg/ha. Qua quá trình sản xuất, sử dụng cơ giới và công nghệ thì tiết kiệm nhân công khoảng 50 công mỗi ha.
Anh Trần Văn Khánh, nông dân thực hiện mô hình tại xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Khi mô hình chuẩn bị thu hoạch lúa thì trận mưa giống lớn xảy ra làm lúa chín trên đồng bị đổ rạp. Tuy nhiên, theo đánh giá, lúa bị đổ rạp ở giai đoạn này không ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa.
Hiện, anh Khánh thu hoạch đến đâu là Tổng Công ty Sông Gianh thu mua lúa tươi ngay tại ruộng với giá 7 triệu đồng/tấn. Ngoài ra, phía doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm cho hộ dân bao bì đựng lúa, hỗ trợ vận chuyển.
Ông Đặng Vũ Thái, Giám đốc nhà máy sản xuất giống cây trồng (Tổng Công ty Sông Gianh)
Huyện Lệ Thủy là địa phương có diện tích sản lượng lúa lớn nhất tỉnh Quảng Bình. Địa phương này cũng đang vận động, kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tích tụ ruộng đất hoặc liên kết sản xuất theo chuỗi trên cánh đồng và đưa khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất nhằm tăng thu nhập trên một diện tích, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đời sống, thu nhập của nông dân ngày càng cao.
Ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Hiện nay, ban ngành Sở NN-PTNT Quảng Bình đang có những cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương trong việc mở rộng thêm nhiều mô hình điểm, tăng diện tích gieo sạ, bón phân bằng thiết bị bay trong những vụ mùa sau. Thực hiện đưa công nghệ vào đồng ruộng và canh tác theo hướng hữu cơ để tăng thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp.