Thay vì trồng lúa và các loại cây truyền thống khác, HTX nông nghiệp CNC Bình Quý ở huyện Gò Công Tây đã chuyển sang trồng các cây dược liệu như atiso đỏ, trùm ngây, ngải cứu.
Cây dược liệu hướng đi mới trên vùng hạn mặn
Được tái thành lập vào năm 2021 với 40 thành viên, tổng diện tích canh tác trên 25ha, thay vì sản xuất cây lúa và các loại cây truyền thống, HTX nông nghiệp CNC Bình Quý ở huyện Gò Công Tây đã mạnh dạn chuyển sang trồng các cây dược liệu có sức sống khỏe như atiso đỏ, trùm ngay, ngải cứu…
Với các giải pháp kỹ thuật như ứng dụng chế phẩm sinh học IMO vào sản xuất tiết kiệm chi phí đầu vào, sử dụng bạc nilong ủ góc kết hợp tưới tự động để giữ ẩm… cây dược liệu đã khắc chế bất lợi của thời tiết, khí hậu, phát triển xanh tốt, năng xuất cao, lợi nhuận cao hơn lúa và cây truyền thống khác tại địa phương.
Giám đốc HTX, PHẠM MINH TUẤN Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp CNC Bình Quý
Vĩnh Hựu là một trong những xã trọng điểm thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn, toàn xã có hơn 1.600 ha đất lúa, địa phương đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu, trong đó, cây dược liệu là một trong những loại cây trồng đã được địa phương quy hoạch gắn liền với chính sách hỗ trợ .
Ông Nguyễn Chí Thiện Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây.
Cây dược liệu là nguồn thuốc quý của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhiều dịch, bệnh nguy hiểm đã và đang xuất hiện. Nhiều người dân đã quay lại sử dụng các loại thuốc bào chế từ dược liệu truyền thống. Xét về thị trường, đây là nguồn “cầu” dồi dào cho cây dược liệu phát triển”. HTX nông nghiệp CNC Bình Quý đã chọn hướng đi đúng, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.