Yêu thiên nhiên, cây cảnh từ nhỏ, chàng trai trẻ Nguyễn Sỹ Luân quyết định theo đuổi đam mê từ sớm và dần thành công nhờ mô hình trồng tre bonsai độc đáo.
Chàng nông dân 9x ở Bắc Giang thành công nhờ trồng tre bonsai
Yêu thiên nhiên, cây cảnh từ nhỏ, chàng trai trẻ Nguyễn Sỹ Luân quyết định theo đuổi đam mê từ sớm và dần thành công nhờ mô hình trồng tre bonsai độc đáo.
Bình yên và lãng mạn…
Là những cảm nhận khi nhắc về vườn tre bonsai rộng gần 20.000m3 của anh Nguyễn Sỹ Luân - Giám đốc hợp tác xã Vườn Chum, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang...
Tuổi thơ gắn liền với cây tre, đến khi trưởng thành chứng kiến loài cây thân thương dần mất đi bởi công nghiệp hóa, một suy nghĩ táo bạo liền lóe lên trong đầu anh Luân, đó là…mang cây tre về nhà trồng để bảo tồn….
Tuy nhiên, “trời không chiều lòng người”...
Những năm đầu mới trồng tre bonsai... cây thì chết héo... cây thì chậm phát triển...
Không đầu hàng trước thất bại... trải qua nhiều lần mày mò tự nghiên cứu, anh Luân đã đúc rút ra những kinh nghiệm phong phú trong trồng và chăm sóc tre.
Thành quả, là cả vườn tre bonsai xanh mơn mởn với đủ thế đứng độc đáo như ngày hôm nay....
Anh NGUYỄN SỸ LUÂN
Hợp tác xã Vườn Chum, huyện Hiệp Hòa, tình Bắc Giang
Khi 1 ngày mình về quê, thì thấy các bụi tre bị máy cẩu xúc hết đi thay vào đó là khu công nghiệp, lúc đó tình yêu tre của tôi nó thức dậy,lúc đó là tôi bắt đầu sưu tầm những cái cây tre về để tôi bảo tồn là 1, 2 là tôi trang trí.
3 năm đầu tôi thất bại, trong cái quá trình đó tôi trải nghiệm, 3 năm tiếp theo tôi áp dụng được quy trình làm thì rất hiệu quả.
Nguyên liệu chính để làm nên các tác phẩm tre bonsai của anh Luân là tre ngà và tre gai...
Công đoạn đầu tiên là chọn phôi tre, xử lý, cắt sạch những phần thừa ở phôi. Sau đấy phôi sẽ được quết một lớp xi măng trộn với vôi để vết cắt không ăn sâu vào tre...
Xong xuôi các công đoạn trên mất 1 ngày tre mới được đưa lên chậu để tiến hành tạo dáng, chăm sóc....
Mỗi công đoạn đều được anh Luân thực hiện một cách khéo léo và tỉ mỉ...
Anh NGUYỄN SỸ LUÂN
Hợp tác xã Vườn Chum, huyện Hiệp Hòa, tình Bắc Giang
Tôi chọn những cái phôi mà không già quá, không non quá. Tôi gọt sạch sẽ, bôi xi măng, trộn một chút vôi, vôi giúp xi măng nhanh khô và vôi kháng khuẩn được.
đất của tôi trộn tỷ lệ xơ dừa cao 1 chút, miền Bắc mình khô hanh, tỷ lệ xơ dừa vào nó cân bằng, giữ nước nhiều hơn, 1 chút than tổ ong, than hoa cho nó hóa, tôi lấy nền khô, bên trên tôi trộn thêm nước và hòa, đổ vào, đó là quy trình.
Đôi tay nhanh nhẹn, khéo léo…
Ánh mắt tập trung…
Từng lá cây, cành thừa được anh Luân nhanh chóng loại bỏ sạch sẽ….
Để cây được phát triển đều, xanh tốt và dáng đẹp, thì việc cắt tỉa là việc làm thường xuyên…
Bên cạnh đó, phân bón được sử dụng cũng phải là loại phân hữu cơ, thân thiện với môi trường, để khi khách hàng mang cây về chơi hay chưng bày sẽ không lo sức khỏe bị ảnh hưởng.
Anh NGUYỄN SỸ LUÂN
Hợp tác xã Vườn Chum, huyện Hiệp Hòa, tình Bắc Giang
Khi mà tôi chọn phân hữu cơ thì muốn là mình chơi cái cây, mình chăm sóc cái cây, 2 người giao thoa tôi coi như cây là 1 người bạn với nhau mang cái tính chất tốt nhất với nhau.
Tôi đưa cho mọi người cái chất hữu cơ, mọi người dùng cũng bảo vệ môi trường. Tại vì chất hữu cơ bột nó không độc hại, hai là nó ngấm vào cây nó không mang lại tồn dư cho cây
Mỗi thế cây trong vườn, đều được anh Luân tự tay tạo dáng, không cây nào giống với cây nào...
Cùng với đó, anh cũng đăt cho mỗi tác phẩm của mình những cái tên khác nhau, mang những ý nghĩa khác nhau. Như tác phẩm “Lưỡng long chầu nhật” được lấy cảm hứng từ hình ảnh 2 con rồng hướng về mặt trời trên những mái đình, làng cổ Việt Nam.
Tuy có những tên gọi, kiểu dáng khác nhau những tất cả tác phẩm tre bonsai của anh Luân đều mang một hàm ý chung, đó là thể hiện phẩm chất chịu thương, chịu khó, kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam.
Anh NGUYỄN SỸ LUÂN
Hợp tác xã Vườn Chum, huyện Hiệp Hòa, tình Bắc Giang
Cái tình yêu cây thì khi mà tôi trở về tôi yêu cây thì cảm giác nó mang cho tôi nhẹ nhàng, giúp tôi điềm tĩnh lại tất cả các tình huống trong cuộc sống. Tôi có thể là đưa được cái tình yêu, ý nghĩa của cuộc sống trong cái cây, có những cái tác phẩm tôi làm là gia đình hay mẫu tử, phụ tử thì tôi đưa các ý nghĩa của cuộc sống vào trong đó.
Hiện nay các tác phẩm tre bonsai của anh Luân đang được bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau, mỗi cây sẽ dao động từ 3 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.
Anh Luân nhẩm tính, trong một năm vừa rồi, số tiền mà anh và bà con xã viên hợp tác xã thu về lên đến gần 500 triêu đồng.
Mong rằng trong thời gian tới anh Nguyễn Sỹ Luân cùng các xã viên của hợp tác xã Vườn Chum sẽ tiếp tục sáng tạo thêm nhiều tác phẩm tre bonsai độc đáo, có sức lan tỏa rộng rãi cả trong nước lẫn quốc tế.