Cục BVTV đang hoàn tất thủ tục để được xuất khẩu sầu riêng sang Ấn Độ. Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi xuất hiện trở lại. Khai mạc Hội chợ Triển lãm nông nghiệp quốc tế AGROVIET 2023. Giá ngô ở mức cao.
Cục BVTV đang hoàn tất thủ tục để được xuất khẩu sầu riêng sang Ấn Độ
Theo Bộ NNPTNT, 8 tháng 2023, xuất khẩu rau quả mang về hơn 3,4 tỷ usd, tăng 57,5 % so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất khẩu sầu riêng doanh thu xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD, chiếm 30 % tổng kim ngạch. Cục Bảo vệ thực vật đang hoàn tất các thủ tục để trái sầu riêng có thể được xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Hiện tại,xuất khẩu sầu riêng tươi Việt Nam sang 24 thị trường trên thế giới. Hiện cả nước có hơn 112.000 hecta sầu riêng, tổng sản lượng khoảng 900.000 tấn. Thời gian qua diện tích sầu riêng tăng nóng, nhiều nơi còn chặt bỏ sầu riêng để trồng loại cây trồng khác. Việc này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất cũng như là nguy cơ cung vượt cầu. Do vậy, nông dân không nên ồ ạt chuyển đổi cây trồng mà cần tuân thủ theo quy hoạch của địa phương. Cùng với đó, thay vì chạy theo số lượng, nông dân nên chú trọng đến chất lượng để nâng cao giá trị của cây trồng
Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi xuất hiện trở lại
(Lê Bình, Trần Phi)
Ngày 15/9, tại tỉnh Bình Thuận, Cục Chăn nuôi tổ chức Hội nghị triển khai pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học trong chăn nuôi. Chương trình nhằm phổ biến kịp thời, đầy đủ những quy định pháp luật mới về giám sát việc sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist (Salbutamol, Clenbuterol) và Ractopamine trong chăn nuôi. Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, gần đây, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã xuất hiện trở lại tại một số cơ sở chăn nuôi lợn, bò thịt tại các tỉnh miền Trung và miền Nam. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất ngành chăn nuôi trong nước. Do đó, cần phải quản lý chặt và mạnh tay trong việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.Hội nghị cũng trao đổi, đề xuất tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong thực thi pháp luật chăn nuôi; tiếp thu ý kiến phần hồi của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người chăn nuôi để làm cơ sở đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực chăn nuôi trong thời gian tới.
Khai mạc Hội chợ Triển lãm nông nghiệp quốc tế AGROVIET 2023
Bộ NNPTNT vừa khai mạc Hội chợ Triển lãm nông nghiệp quốc tế AGROVIET 2023. Hội chợ diễn ra từ ngày 14 - 17 tháng 9 với chủ đề Kết nối giữa giá trị phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững. Hội chợ có quy mô 200 gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp sản phẩm OCOP của 45 tỉnh, thành phố của Việt Nam và các doanh nghiệp quốc tế đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và các nước Asian. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã củng cố, khai thác thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu sản phẩm, giao dịch thương mại. Trong khuôn khổ Hội chợ còn diễn ra nhiều hoạt động phong phú khác như Hội thảo chuyên đề Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn và tuyên truyền đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện.
Giá bắp ở mức cao
Năm nay, thời tiết nắng nóng hơn mọi năm, nhiều loại rau màu bị ảnh hưởng và giá sụt giảm. Vì thế nhiều nông dân miền Tây nhanh chóng chuyển sang trồng ngô.Gần đây, người trồng ngô phấn khởi vì giá được thu mua ở mức cao. Giá ngô nếp được nông dân bán cho thương lái ở mức 2.400 đồng một bắp loại một. Riêng giá ngô loại hai mỗi bắp có giá 1.200 đồng. Còn ngô nếp luộc được bán lẻ tại chợ ở mức 4.000 - 6.000 đồng một bắp. Ngô Mỹ bán lẻ tại nhiều chợ ở mức 7.000 - 9.000t/bắp. Theo người trồng, mỗi công trồng ngô được hơn 4.000 cây, mỗi cây, nông dân chừa một bắp. Sau hơn hai tháng trồng, trừ hết chi phí, người trồng còn lợi nhuận trên 4 triệu đồng một công.