Giới chuyên gia nhận định, để người nông dân có thể hưởng lợi từ giá gạo xuất khẩu tăng cao, rất cần sự điều tiết giữa giá lúa nội địa và giá gạo xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn, so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn. giá gạo xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu.
Giới chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm nhu cầu lương thực tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới. xuất khẩu gạo.
Chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cho biết, mỗi năm, Việt Nam sản xuất từ 43 đến 44 triệu tấn lúa, tương đương 22 đến 23 triệu tấn gạo, với trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, 15% sản lượng gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước hàng năm.
Là một trong số ít các nước vẫn giữ được đà tăng trưởng trong xuất khẩu gạo, trong bối cảnh lạm phát và bất ổn về kinh tế, Việt Nam đang hướng tới mốc 7 triệu tấn gạo được xuất khẩu trong năm nay.
Năm 2023, theo kế hoạch, ĐBSCL vẫn duy trì diện tích khoảng 3,9 triệu ha, sản lượng 24 triệu tấn, thời vụ tuỳ thuộc vào mùa nước, nhưng ưu tiêu xuống giống nhanh, kịp thời vụ. Ngoài ra, tiếp tục áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật. Ưu tiên hàng đầu là giảm khối lượng giống gieo sạ. Hiện nay đã giảm từ 150 kg/ha xuống còn 120 kg/ha, thậm chí nhiều nơi giảm thấp hơn, còn dưới 100 kg/ha.
Về cơ cấu giống: Ưu tiên các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, giống lúa thơm phù hợp với yêu cầu của thị trường; giảm tỉ lệ các giống lúa chất lượng trung bình và lúa nếp. Đẩy mạnh sử dụng cấp giống xác nhận có năng suất, chất lượng khá, cứng cây, chống đổ ngã.
Thêm vào đó, tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80 - 100 kg/ha; tăng cường sử dụng công cụ sạ bằng máy, sử dụng máy cấy; cơ giới hóa trong thu hoạch lúa, thu hồi rơm, rạ tái sử dụng.