Phòng chống chưa hiệu quả, dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Bắc Kạn. 32 quốc gia trưng bày sản phẩm, công nghệ chăn nuôi, thủy sản. Giá tôm tăng nhẹ. Quảng Bình có gần 6.200 ha lúa liên kết chuỗi giá trị.
Thời gian gần đây, dịch tả lợn Châu Phi lan rộng tại Bắc Kạn. Đến ngày 27 tháng 5, toàn tỉnh có 274 thôn thuộc 68 xã, phường, thị trấn ở tất cả các huyện, thành phố có dịch, khiến gần 3 nghìn 600 con lợn bị chết phải tiêu huỷ. Trước thực trạng này, sáng ngày 29/5, UBND tỉnh Bắc Kạn đã họp bàn giải pháp khống chế dịch. Tại cuộc họp, ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đánh giá, công tác phòng chống dịch thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Còn tình trạng người dân vứt lợn chết xuống sông, suối gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh. Hiện nay có tình trạng tiểu thương tìm mua lợn chết, lợn ốm để mang đi tiêu thụ. Một số xã đã cấp thuốc khử trùng nhưng khi có dịch vẫn chưa sử dụng kịp thời. Tỉnh Bắc Kạn cũng đang nghiên cứu phương án thành lập các chốt kiểm dịch ở cửa ngõ giao thông để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Theo đánh giá, dịch tả lợn Châu Phi tại Bắc Kạn có thể tiếp tục lây lan ra diện rộng.
32 quốc gia trưng bày sản phẩm, công nghệ chăn nuôi, thủy sản
(NGUYỄN THỦY)
Triển lãm Quốc tế lần thứ 9 về Chăn nuôi, Sản xuất Sữa, Chế biến Thịt và Nuôi trồng thủy sản với chủ đề “Chăn nuôi sạch – Nông nghiệp xanh – Lợi ích bền vững” chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, ngày 29/5. Sự kiện thu hút sự tham gia của 230 đơn vị đến từ hơn 32 quốc gia, trưng bày các mô hình, công nghệ, máy móc, thiết bị tập trung vào các nhóm lĩnh vực về chuồng trại, dinh dưỡng, giống vật nuôi, sức khỏe vật nuôi, giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản của thế giới và Việt Nam.
Phát biểu khai mạc triển lãm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, triển lãm lần này là cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, hiệp hội, doanh nghiệp và các chuyên gia… tiếp xúc, học hỏi, cập nhật và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới; trao đổi, thảo luận về thực trạng, thuận lợi, khó khăn, định hướng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi và thủy sản.
Giá tôm tăng nhẹ
Hồ Thảo sx
Theo nhiều chủ ao tôm tại Trà Vinh, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong tuần qua đã tăng thêm 2 – 4 ngàn đồng/kg. Cụ thể, tôm sú loại 40 con/kg hiện có giá 110.000 đồng, loại 20 con/kg có giá 180.000 đồng. Đối với tôm thẻ chân trắng, loại 30 con/kg có giá 135 – 137 ngàn đồng, loại 40 con/kg có giá 115.000 đồng/kg. Với mức giá này người nuôi tôm có lãi từ 15- 60 ngàn đồng/kg (tùy loại)
Theo ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, tính đến cuối tháng 5/2024, nông dân trong tỉnh đã thả nuôi 685 triệu con tôm sú và gần 2,8 tỷ con tôm thẻ chân trắng, trên diện tích gần 20 ngàn hecta.
Quảng Bình có gần 6.200 ha lúa liên kết chuỗi giá trị
Tâm Phùng - Tâm Đức sx
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có gần 6.200 ha diện tích lúa thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Theo đó, các mô hình liên kết được thực hiện ở 25 cánh đồng với sự tham gia của 6 doanh nghiệp. Phần lớn diện tích tập trung tại huyện Lệ Thủy với gần 4.200 ha, Quảng Ninh trên 1.000 ha, thị xã Ba Đồn trên 530 ha và các địa phương khác.
Theo ông Hồ Khắc Minh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Bình, đến cuối vụ, 100% sản lượng trên diện tích liên kết được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua với giá cao.
TIN DỰ PHÒNG
Giá heo nhích, kích thích người nuôi tái đàn
Thực hiện: Vũ Đình Thung
Trên địa bàn Bình Định hiện có hơn 770 trang trại chăn nuôi heo với quy mô từ nhỏ đến lớn. Trong số đó, có 47 trang trại ứng dụng công nghệ cao, tập trung chủ yếu tại các huyện Hoài Ân, Phù Cát và thị xã An Nhơn. Tổng đàn heo trên địa bàn Bình Định hiện đạt gần 690.000 con, trong đó đàn heo nuôi trong nông hộ khoảng 460.000 con. Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, cộng thêm việc giá thức ăn chăn nuôi giảm được 20.000đ/bao 25kg. Sau khi trừ chi phí, người nuôi có lãi hơn 500.000đ/con. Do vậy, người chăn nuôi trong tỉnh đang mạnh dạng tái đàn. Hiện ngành nông nghiệp Bình Định đang tập trung hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và tái đàn bảo đảm an toàn, phục vụ thị trường tiêu thụ thịt vào dịp cuối năm 2024.