Thời gian qua, nông nghiệp vùng ĐBSCL liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế; đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, đảm sinh kế, thu nhập cho người trồng lúa.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa số một cả nước khi đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới, trong đó phải kể đến các giống gạo ngon cấp quốc tế, đó là những nhân tố tích cực đóng góp lớn cho tăng trưởng ngành lúa gạo Việt Nam.
Ông HỒ QUANG CUA - Thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
( Đây là giống lúa thơm sản ngắn ngày, hiện nay trong vùng lúa tôm đó hoặc là vụ đông xuân thì chu kỳ hiện nay 95 ngày thôi mà hiện nay với biến đổi thời tiết hiện nay nông dân rất ngại nước mặn cho nên giống nầy rất được nông dân vung ven biển vùng ĐBSCL trong cơ cấu lúa tôm trồng trọt rất nhiều tiến độ phát triển rất nhanh)
Giờ đây trồng lúa không chỉ chú trọng số lượng mà chất lượng được xem là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Điển hình là mô hình liên kết cánh đồng lớn đã mang lợi nhiều lợi ích cho nông dân, không chỉ tăng số lượng, hợp đồng tiêu thụ lúa gạo mà chất lượng lúa gạo cũng tăng lên. Đến nay diện tích cánh đồng lớn ĐBSCL đã mở rộng lên gần 200.000ha.
Ông LÂM VĂN HIỀN - Phó Giám đốc HTX Hiệp Mỹ Phát, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ
( Được cái là giá công ty xuống chốt giá với nông dân thì chuẩn đầu vụ tới cuối vụ nếu bên ngoài nay giá nầy mai giá kia, nếu thì trường nó bỏ cọc còn đây có thấp cũng lấy luôn, thuận lợi là như vậy)
Ông TRẦN THÁI NGHIÊM - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, thành phố Cần Thơ: ( Trong mô hình cánh đồng lớn người sản xuất có điều kiện thuận lợi tiếp cận được cái giải pháp kỹ thuật ứng dụng tốt KHKT vào sản xuất cũng như hạn chế rũi ro trong đầu ra lúa hàng hóa)
Theo quy hoạch vùng ĐBSCL được công bố ngày 21/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp giá trị cao, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung phát triển các trung tâm đầu mối, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm cho vùng ĐBSCL. Trong đó lúa gạo đóng vai trò chủ đạo.
Ông NGUYỄN CHÍ DŨNG - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(“Công tác điều phối phát triển vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch vùng, thúc đẩy quá trình liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong các chương trình dự án liên kết vùng, liên tỉnh. Qua đó, tạo nên sức mạnh tổng hợp, khai thác phát huy có hiệu quả các nguồn lực hướng đến các tầm nhìn, giá trị và lợi ích chung của toàn vùng”)
Phát huy được lợi thế vựa lúa số một cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long góp phần vào thành công của sản xuất và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia./.