Nhờ tuyên truyền, người đồng bào ở Đắk Lắk chăn nuôi gia súc đã ý thức được công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Đồng bào Đắk Lắk tự giác phòng chống dịch trên đàn gia súc
Hiện tổng đàn trâu, bò tại Đắk Lắk ước đạt 280.000 con. Đàn trâu, bò tại Đắk Lắk hiện nay chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Tại huyện Cư M’gar có hơn 14.000 con bò. Trong đó chỉ có một trang trại chăn nuôi bò với số lượng hơn 100 con còn lại là trong các hộ dân. Nhờ tuyên truyền nên hiện nay ý thức trong công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi tại địa phương này đã thay đổi rõ rệt. Người chăn nuôi tự giác cũng như chủ động khi được cán bộ thú y thống báo tiêm phòng.
Phỏng vấn: Bà H’Buôn Niê, Xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Khi nào thôn, buôn báo tiêm phòng thì mình phải thực hiện, có nhiều lúc không có đợt thì mình cũng phải chủ động. Thú y đi tiêm có lần miễn phí, có lần thu tiền. Không tiêm mình nuôi mình sợ nó mất bò, chết bò chớ.
Hiện nay việc chăn nuôi của người dân đã thay đổi từ tập quán chăn thả sang bán chăn thả. Mỗi hộ gia đình khi chăn nuôi đều làm chuồng trại để nhốt đàn gia súc. Do đó việc nhốt bò trong chuồng giúp cho mỗi khi được thông báo tiêm phòng thì rất dễ dàng không phải đi tìm đàn bò ngoài đồng lùa về. Bò nhốt trong chuồng khi cán bộ thú y đến chỉ cần cho ăn rồi tiêm. Việc này giúp cho công tác tiêm phòng được đẩy nhanh và kiểm soát được đàn gia súc không bị bỏ sót.
Phỏng vấn: Ông Nguyễn Quang Đức, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cư M’gar.
Trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và huyện thì hàng năm đơn vị phối hợp với Phòng Nông nghiệp và các đơn vị tổ chức tuyên tuyền các văn bản đặc biệt nâng cao nhận thức việc phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Hiện nay đơn vị thực hiện thường xuyên không phải theo mùa vụ mới làm mà luôn luôn. Ngoài thông báo của tổ chức tiêm phòng thì cấp xã cũng có thông báo phát trên loa, đài. Hàng tháng cũng đài truyền thanh – truyền hình huyện cũng phát trên loa đài về công tác phòng chống dịch bệnh. Qua công tác này và đi làm thực tiễn thì người dân có nhận thức, ý thức tiêm phòng được nâng cao ở đàn bò, heo.
Hiện nay các chủ hộ chăn nuôi đã chủ động hơn trong việc tiêm phòng dịch bệnh định kỳ. Việc này giúp cho các địa phương khi phát hiện vật nuôi bị bệnh sẽ hạn chế lây lang sang những đàn khác. Theo Chi Cục chăn nuôi và Thú y Đắk Lắk đơn vị này đang thống kê tổng đàn vật nuôi, tuyên tuyền vận động người chăn nuôi thực hiện thực hiện đồng bộ tổng hợp nhiều biện pháp như: Tiêm phòng vacxin; thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; tăng cường vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường; tăng cường chế độ nuôi dưỡng chăm sóc, giám sát sức khỏe đàn trâu, bò…