Trách nhiệm theo dõi công tác phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người tại các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã cần được quy định rõ ràng.
Ngày 19/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông qua Ban Thư ký đối tác "Một sức khỏe" và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) đã chủ trì Hội thảo nâng cao nhận thức về phương pháp tiếp cận “Một sức khỏe” nhằm giảm thiểu nguy cơ bệnh lây truyền từ động vật sang người phát sinh từ gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD).
Hội thảo cũng tóm tắt kết quả sau 1,5 năm triển khai dự án "Giảm thiểu rủi ro sức khỏe từ thương mại động vật hoang dã ở Việt Nam." Đối tượng của dự án là cơ sở gây nuôi ĐVHD, và hoạt động quản lý để giảm rủi ro dịch bệnh.
PV: Bà NGUYỄN THỊ PHƯỢNG - Điều phối viên quốc gia Một sức khỏe
‘đây là 1 trong những dự án đầu tiên trong giai đoạn 2 của khung đối tác 1sk, trực tiếp hỗ trợ cho ban thư ký đối tác thể hiện được sự phối hợp đa ngành…trao đổi kinh nghiệp điều phối, quản lý gây nuôi DVHD với mục đích thương mại’
Bà Phượng nhấn mạnh thêm, Việt Nam là một trong những điểm nóng toàn cầu về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người nhưng cũng là một trong những quốc gia chủ động nhất tại khu vực trong quản lý rủi ro về vấn đề này.
Mặc dù hệ thống pháp luật quy định việc gây nuôi động vật hoang dã vì mục đích thương mại tương đối toàn diện nhưng các quy định lại khá chung chung và còn thiếu hướng dẫn chi tiết, tiêu chuẩn. Trách nhiệm theo dõi công tác phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người tại các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã chưa được quy định rõ ràng.
Từ góc nhìn chuyên gia, Cố vấn trưởng Dự án GIZ khuyến nghị, Để tăng cường nỗ lực của Chính phủ trong đảm bảo an ninh sinh học tại các trang trại gây nuôi ĐVHD, cần xây dựng các quy trình cụ thể, tích cực hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ thú y.
PV: Bà ANJA BARTH - Cố vấn trưởng Dự án GIZ
‘Khi nói đến các biện pháp an toàn sinh học của các đối tượng trong chăn nuôi và ở đây đối tượng là gây nuôi ĐVHD, tôi nghĩ các biện pháp này khá tương đồng và có thể được áp dụng như nhau. Chúng ta cần có những biện pháp cụ thể ở các cấp độ khác nhau, như quản lý trang trại, quản lý thức ăn chăn nuôi, quản lý các thực hành thú y, quản lý thuốc và dược phẩm có liên quan đến thú y; cũng như xây dựng năng lực cho các bộ trong ngành. Như vậy, các biện pháp này phải được xác định cho từng đối tượng cụ thể thì mới có thể kiểm soát được vấn đề về rủi ro trong chăn nuôi.
Bộ NN&PTNT đang hoàn thiện Nghị định mới để thúc đẩy việc lồng ghép các biện pháp an ninh sinh học tại các trang trại gây nuôi ĐVHD. Dự kiến Nghị định sửa đổi này sẽ được trình Chính phủ trong năm 2024, đánh dấu một bước quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.