Thu hút nguồn lực quốc tế phát triển các cơ sở giáo dục nông nghiệp. Hàng loạt trụ sở, trường học bỏ hoang, xuống cấp hậu sáp nhập. Thanh Hóa phát triển hơn 5.000 ha cây trồng theo hướng hữu cơ. Rừng trúc trong phố thu hút người dân Thủ đô.
Thu hút nguồn lực quốc tế phát triển các cơ sở giáo dục nông nghiệp
Minh Sáng sx
Trong khuôn khổ Hội nghị về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm và công tác tự chủ cho các cơ sở đào tạo thuộc Bộ NN-PTNT diễn ra tại tỉnh Đồng Nai, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có cuộc gặp gỡ trao đổi với đại diện Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ). Tại đây, bà Beate Dippmar (Giám đốc Chương trình đổi mới giáo dục nông nghiệp Việt Nam) thông tin tới Bộ trưởng những lĩnh vực hoạt động mà GIZ đã tư vấn, hỗ trợ trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (VCMI) trong những năm qua; đặc biệt về nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và giảng viên của nhà trường để triển khai thành công các chương trình đào tạo phối hợp định hướng tiêu chuẩn Đức cũng như trở thành cơ sở giáo dục nông nghiệp xanh.
Qua đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao sự hợp tác quốc tế của VCMI và mong muốn nhà trường sẽ nhân rộng các kết quả đạt được cho các cơ sở giáo dục nông nghiệp khác thuộc Bộ NN-PTNT. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề nghị trong thời gian tới các Tổ chức quốc tế tiệp tục hỗ trợ các trường phát triển, đặc biệt là hỗ trợ về các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực logistics và những lĩnh vực về NN-PTNT.
Hàng loạt trụ sở, trường học bỏ hoang, xuống cấp hậu sáp nhập
Thanh Nga sx
Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp 80 đơn vị hành chính cấp xã. Cuộc cách mạng này đã giảm tổng số 46 xã, dôi dư hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức bỏ hoang. Tuy nhiên, sau 5 năm sáp nhập, đến nay nhiều tồn tại chưa được giải quyết; trong đó nổi cộm là việcbỏ hoanghàng loạt trụ sở, trường học, trạm y tế tại các huyện Đức Thọ, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên...
Theo ghi nhận, nhiều trụ sở, hội trường xã, trạm y tế dù mới đầu tư hàng tỷ đồng tu sửa, thậm chí xây mới để hoàn thành tiêu chí xã NTM nhưng vừa đạt chuẩn chưa được bao lâu thì các xã phải sáp nhập để thành lập xã mới. Hệ lụy là tài sản công bị hư hỏng, xuống cấp, trở thành nơi chăn thả trâu bò, gây lãng phí ngân sách, tiền thuế nhân dân.
Mới đây, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đưa ra phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025. Theo đó, đợt sắp xếp này, dự kiến sẽ giảm 1 đơn vị cấp huyện; 5 phường, 2 thị trấn và 17 xã. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cấp huyện của Hà Tĩnh dự kiến dôi dư khoảng 200 người, số lượng cấp xã dự kiến dôi dư khoảng 210 người.
Thanh Hóa phát triển hơn 5.000 ha cây trồng theo hướng hữu cơ
Quốc Toản - Sản xuất
Sau 1 năm thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, toàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 5.100 ha diện tích cây trồng sản xuất theo hướng hữu cơ và tiêu chuẩn hữu cơ. Trong đó: Lúa đạt hơn 4.200 ha; chè 24 ha... Bước đầu đánh giá cho thấy sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã nâng cao hiệu quả của sản xuất trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với phi hữu cơ.
Tỉnh Thanh Hóa đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hữu cơ và các sản phẩm hướng hữu cơ chủ lực như: Vải không hạt tại Ngọc Lặc; vùng trồng cây ăn quả tại Yên Định, Thọ Xuân, Thạch Thành; vùng sản xuất rau tại Vĩnh Lộc. Toàn tỉnh hiện có 13 HTX nông nghiệp hữu cơ, chủ yếu sản xuất, kinh doanh sản phẩm rau an toàn, trồng nấm, sản xuất mật ong và đông trùng hạ thảo. Một số HTX tham gia sản xuất, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp đối với sản xuất lúa hữu cơ.
Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn như: Chưa xây dựng cơ chế chính sách đặc thù phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ; vấn đề tích tụ tập trung đất đai còn gặp khó khăn; việc liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ còn hạn chế.
Rừng trúc trong phố thu hút người dân Thủ đô
Thảo Phương - Sản xuất (Hình gửi lúc 8h25 ngày 23-3)
Rừng trúc thu nhỏ có chiều cao từ 4-5m được trồng ở góc đường Trấn Vũ. Đây là ý tưởng độc đáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình. Khoảng 7.500 cây trúc sao có nguồn gốc từ Cao Bằng được trồng xen kẽ trên diện tích 1000m2 tạo điểm nhấn cho con đường ven hồ Trúc Bạch. Các cây ở đây được cố định với nhau, không bị xô
đổ khi gặp gió lớn.
Người dân đi qua hồ Trúc Bạch tỏ ra rất thích thú với rừng trúc này, nhiều du khách trong và ngoài nước dừng chân chụp ảnh, check in. Trồng trúc trong phố còn phần tạo nên diện mạo mới trong việc cải tạo vườn hoa, công viên của Thủ đô Hà Nội.