Mỗi năm TP. HCM giảm 1.500ha đất nông nghiệp. Chủ động 50% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước. EU đưa ra giới hạn 3 chất phụ gia có trong sản phẩm cá ngừ. Nga tham gia trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
MỖI NĂM TP. HCM GIẢM 1.500HA ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Sáng 3/11, Sở NN-PTNT TP.HCM tổ chức Hội nghị gặp gỡ và đối thoại với các doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022. Theo Sở NN-PTNT HCM, giai đoạn 2010-2015, mỗi năm thành phố mất 1.000 hecta đất nông nghiệp. Dự kiến từ nay tới 2025, mỗi năm địa phương mất khoảng 1.500hectađất nông nghiệp.Các doanh nghiệp cho rằng, đây là một trong những khó khan lớn nhất khi các đơn vị quyết định đầu tư xây dựng trên đất nông nghiệp. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được lắng nghe nhiều ý kiến, đề xuất của các HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, về các khó khan, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến vốn, xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, chính sách đầu tư phát triển chế biến sâu, nguồn nhân lực…, Sở NN-PTNT TP. HCM sẽ tổng hợp kiến nghị Trung Ương, Thành phố và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, HTX nông nghiệp phát triển.
CHỦ ĐỘNG 50% NGUỒN NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC
Bộ NN&PTNT chuẩn bị trình Chính phủ xem xét, phê duyệt dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi, với nhiều ưu đãi nhằm hỗ trợ, phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, từng bước giảm phụ thuộc nhập khẩu.Dự thảo đề cập đến các vấn đề về hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước. Trong đó, nổi bật là chính sách hỗ trợ đối với các tổ hợp tác, hợp tác xã. Nhà nước hỗ trợ tối đa 50% về tổng chi phí cho cơ sở hạ tầng của vùng nguyên liệu. Tổng hỗ trợ không vượt quá 2 tỉ đồng cho một dự án.Dự thảo còn đề cập đến chính sách sẽ hỗ trợ 50% chi phí để thu gom đất nông nghiệp nhằm có diện tích lớn để cơ giới hóa đồng bộ. Tổng chi phí hỗ trợ cho mỗi dự án không quá 1 tỉ đồng.
EU ĐƯA RA GIỚI HẠN 3 CHẤT PHỤ GIA CÓ TRONG SẢN PHẨM CÁ NGỪ
Ủy ban Châu Âu - EC vừa đưa ra giới hạn đối với 3 chất phụ gia có trong các sản phẩm cá ngừ để giải quyết vấn đề gian lận thực phẩm. EC cho rằng, khi các mức phụ gia quá cao có thể khiến cho người tiêu dùng có nguy cơ nhiễm độc histamine, còn được gọi là scombroidCác giới hạn này áp dụng cho việc sử dụng các chất đang hiện trên màn hình, quy định này sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10.BẢNG: Các giới hạn này áp dụng cho việc sử dụng 3 chất phụ gia có trong các sản phẩm cá ngừ - Axit ascorbic, - Natri ascorbate- Canxi ascorbate làm chất chống oxy hóa trong cá ngừ. Trước đây, không có mức tối đa nào được đưa ra cho các phụ gia thực phẩm này và được sử dụng như một phần của thực hành sản xuất tốt. Tuy nhiên sau các cuộc điều tra gian lận thực phẩm, các nhà chức trách quốc gia đã báo cáo các trường hợp loin cá ngừ được bán dưới dạng tươi có chứa các chất phụ gia với lượng cao hơn mức được coi là cần thiết để đạt được tác dụng chống oxy hóa điển hình trên cá ngừ tươi. Các quan chức nghi ngờ rằng chúng đang được sử dụng trên cá ngừ để sản xuất đồ hộp nhằm khôi phục màu sắc và đưa cá ra thị trường dưới dạng tươi.
NGA THAM GIA TRỞ LẠI SÁNG KIẾN NGŨ CỐC BIỂN ĐEN
Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo Moskva sẽ tham gia trở lại thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sau khi nhận được cam kết đảm bảo bằng văn bản của Ukraine rằng không sử dụng các hành lang nhân đạo và các cảng biển của nước này cho các hoạt động quân sự chống lại Nga.Thông báo trên được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.Trước đó, giá lúa mì thế giới đã tăng tới 5% ngay sau khi Nga tuyên bố rút khỏi thỏa thuận trên. Giới chuyên gia nhận định, việc Nga quay lại thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sẽ giúp giá lương thực toàn cầu ổn định, nhất là vào dịp các tháng cuối năm, thời điểm nhu cầu về các mặt hàng này tăng mạnh.