Nghề thuốc Nam của người Dao ở Ba Vì là viên ngọc quý. Ba điều kiện phát triển ngành yến hiệu quả. Bạc Liêu đặt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD tôm trong năm 2023. Việt Nam - Thái Lan hợp tác chống đánh bắt cá bất hợp pháp.
NGHỀ THUỐC NAM CỦA NGƯỜI DAO Ở BA VÌ LÀ VIÊN NGỌC QUÝ
Sáng 16/2, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khảo sát các mô hình phát triển được liệu truyền thống của đồng bào dân tộc Dao tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội. Ông Lăng Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Ba Vì cho biết, cộng đồng người Dao trên địa bàn xã đang lưu giữ những tri thức sử dụng cây, cỏ làm thuốc rất đa dạng và chế biến trên 60 bài thuốc được Bộ Y tế công nhận, với hơn 300 hộ kinh doanh hoạt động dịch vụ nghề thuốc Nam thuốc nam như mô hình Nhà thuốc gia truyền của lương y Lý Văn Nguyên hay mô hình Hợp tác xã sản xuất thuốc Nam. Hiện nay, Bà con rất mong nhà nước có cơ chế để người dân có thể trồng dược liệu dưới tán rừng Vườn Quốc gia Ba Vì ở độ cao trên cốt 100 để vừa gìn giữ thảm xanh, vừa phát triển sinh kế. Ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của cộng đồng người Dao tại xã Ba Vì, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ: “Người Dao ở vùng núi Ba Vì là viên ngọc. Nghề làm thuốc nam, tri thức và văn hoá bản địa của người Dao nơi đây cũng là viên ngọc. Thậm chí, nó còn quý hơn viên ngọc vì không có tiền nào mua được”. Bởi vậy, Bộ NN-PTNT sẽ cùng chính quyền địa phương và bà con để tạo không gian phát triển mới cho cây dược liệu.nghề thuốc Nam
BA ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH YẾN HIỆU QUẢ
Sáng 16/2, tại TP.HCM, Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị ‘Đánh giá tình hình chăn nuôi chim yến và xây dựng dữ liệu nhà nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu’. Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục chăn nuôi, cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến, với sản lượng đạt từ 130 đến 150 tấn một năm. Số lượng nhà yến toàn quốc tăng rõ rệt qua từng năm, năm 2022 tăng lên 23.665 nhà yến, chủ yếu tại các tỉnh phía Nam. Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng, để phát triển có hiệu quả, ngành yến cần đáp ứng ba điều kiện gồm: Tổ chức lại hệ thống sản xuất và quản lý sản phẩm yến theo chuỗi giá trị; gắn mã định danh và thực hiện truy xuất nguồn gốc; đảm bảo về an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học đối với cơ sở nuôi yến và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tổ yến. Ngoài ba điều kiện trên, rất cần sự ủng hộ vào cuộc của Trung ương, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thị trường xuất khẩu, chế biến chính ngạch.
BẠC LIÊU ĐẶT MỤC TIÊU XUẤT KHẨU 1 TỈ USD TÔM TRONG NĂM 2023
Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đề ra chỉ tiêu xuất khẩu tôm đạt 1 tỉ USD. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu này, tỉnh triển khai nhiều giải pháp từ nuôi đến chế biến và tiêu thụ tôm.Theo Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu, đối với nuôi trồng thủy sản, tỉnh tiếp tục tổ chức lại sản xuất ở các vùng nuôi theo hướng tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị phát triển bền vững, gắn với xây dựng cánh đồng lớn. Tỉnh cũng khuyến khích, nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa các doanh nghiệp và nông dân theo hình thức hợp tác sản xuất quy mô lớn.Bạc Liêu hiện có gần 50 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Năm 2023, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng cao.Tỉnh cũng tăng cường xúc tiến thương mại; tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) để tận dụng các cơ hội tăng cường xuất khẩu vào thị trường mới…
VIỆT NAM - THÁI LAN HỢP TÁC CHỐNG ĐÁNH BẮT CÁ BẤT HỢP PHÁP
Thông tin tới báo chí về kết quả cuộc họp thường kỳ của Chính phủ Thái Lan ngày 15/2, Chính phủ nước này đã nhất trí về việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan với Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc hợp tác trao đổi thông tin chống nạn đánh bắt cá trái phép.Biên bản này dự kiến sẽ được ký kết tại cuộc họp lần thứ 7 Nhóm Công tác chung Thái Lan-Việt Nam về đánh bắt thủy sản, diễn ra vào tháng 3/2023 tới tại Việt Nam.Với biên bản ghi nhớ này, Thái Lan và Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin về các tàu đánh bắt cá trái phép theo cơ chế Mạng lưới ASEAN. Đồng thời, hai bên sẽ mở rộng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực như trao đổi thông tin về trung chuyển và nhập cảng các động vật thủy sản; Thúc đẩy các hoạt động xây dựng năng lực nhằm chống nạn đánh bắt cá trái phép;