Là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nhân lực tại tuyến xã đang là bài toán chưa có lời giải đáp.
Nỗi lo thiếu vắng thú y viên cấp xã
Là xã vùng đặc biệt khó khăn, Xuân Long có tỷ lệ hộ làm nông nghiệp chiếm 65%. Chăn nuôi là một lĩnh vực quan trọng của bà con địa phương. Tuy vậy xã lại không có cán bộ chuyên trách thú y. Giải pháp tình thế là phân công một công chức địa chính nông lâm của xã làm kiêm nhiệm, mặc dù trình độ chuyên môn thú y chưa đạt, phần nhiều là dựa vào kinh nghiệm thực tế, bởi thế vẫn có trường hợp lực bất tòng tâm.
Bà HÀ THỊ MINH Công chức Địa chính, Nông Lâm xã Xuân Long, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Bản thân tôi cũng chưa sát sao được đến các thôn vì không có chuyên môn hơn nữa do điều kiện xã Xuân Long rất là rộng và khó đi. Có những trường hợp trâu đẻ thì cũng có khó khăn gọi đến cán bộ xã, tuy nhiên cán bộ xuống đến thôn cũng là cả một quãng thời gian đường khá là xa nên là cũng không hiệu quả chưa cứu được những con trâu khó đẻ.
Trong chăn nuôi luôn có nguy cơ dịch bệnh. Gia đình ông Hoàng Văn Thằng ở thôn Long Trà vốn là một trong hộ chăn nuôi nhiều nhất xã, cao điểm có hơn 100 con lợn nái và thịt. Năm 2022 dịch tả lợn châu Phi đã làm chết hơn 30 con. Hiện nay, việc tái đàn với ông cũng chỉ cầm chừng. Việc chọn mua thức ăn, mua thuốc phòng, chữa bệnh cho đàn lợn ông đều nghe từ người bán.
Ông HOÀNG VĂN THẰNG
Xã Xuân Long, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Nói tiếng dân tộc: PTV đọc dịch lời- Nhà tôi nuôi lợn từ lâu, vừa rồi bị dịch chết nhiều, giờ tái đàn cũng sợ dịch. Mong muốn xã có thú y viên hướng dẫn khi lợn bệnh để an tâm hơn.
Toàn tỉnh hiện có 175 thú y viên trên tổng số 200 xã. Với tốc độ phát triển mạnh về chăn nuôi như hiện nay, tổng đàn gia súc khoảng 300 trăm nghìn con, đàn gia cần trên 4,4 triệu con, thì số lượng thú y viên được đánh giá còn ít. Cùng với đó, điều kiện khó khăn phải di chuyển trên địa bàn rộng, phụ cấp còn thấp, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra, dẫn đến nhiều trường hợp đã xin nghỉ.
Ông NGUYỄN VĂN CHÂM
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
(Phụ cấp cho các thú y viên xã thị trấn thấp chỉ được một phần trăm mức lương cơ sở chính vì vậy nhân viên thú y cơ sở không an tâm công tác. Chính vì vậy đã có 2 xã nhân viên thú y đã bỏ nghề-20s)
Ông HOÀNG VĂN BÉ
Thú y viên thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
(Công tác thú y tôi cũng làm từ năm 2009, phụ cấp của chúng tôi bên thú y không đủ đáp ứng so với nhu cầu của gia đình do vậy một người thú y làm trên địa bàn thị trấn rộng như này nhiều lúc cũng không làm kịp. Nếu làm công tác thú y ở các xã thị trấn mà không yêu nghề thì không ai có thể làm nổi-38s)
Thời điểm trước đây, dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò, cúm gia cầm…đã từng gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi trong tỉnh. Cùng với ngành chức năng toàn tỉnh, đội ngũ thú y cấp xã cũng đóng vai trò quan trọng trong khoanh vùng, dập dịch, góp phần ổn định, phát triển chăn nuôi trên địa bàn. Bởi vậy, ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống thú y viên cơ sở, đảm bảo an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi hiệu quả.