| Hotline: 0983.970.780

Xứ Lạng khai thác thế mạnh từ trồng rừng gỗ lớn

Thứ Sáu 31/03/2023 , 22:14 (GMT+7)

Người dân một số địa phương ở Lạng Sơn đã nhận thức được giá trị của việc chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn.

Tỉ lệ che phủ rừng ở Lạng Sơn đạt 63,8%, đứng thứ 4 toàn quốc. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tỉ lệ che phủ rừng ở Lạng Sơn đạt 63,8%, đứng thứ 4 toàn quốc. Ảnh: Nguyễn Thành.

Gia đình ông Phạm Văn Vinh ở thôn Khe Cháy, xã Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn có diện tích đất rừng khá lớn, tuy nhiên, do gia đình ông trồng manh mún nên thu nhập từ rừng không cao.

Năm 2021, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Nghị quyết 08 về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025, gia đình ông đã được giải ngân 500 triệu đồng để đầu tư vào mô hình trồng rừng gỗ lớn.

Ông Vinh chia sẻ: “Những năm trước đây, do nguồn vốn hạn hẹp gia đình tôi chỉ trồng được 4ha thông và cây keo lai. Năm 2021, được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, gia đình tôi đã trồng mới được 14ha, phủ toàn bộ 18ha diện tích đất rừng được nhà nước giao. Tôi cũng xác định trồng rừng gỗ lớn sẽ mất nhiều thời gian hơn để thu hoạch, do đó cũng đã có những phương án lấy ngắn nuôi dài nhằm đảm bảo cuộc sống gia đình”.

Nhận thấy việc phát triển trồng rừng gỗ lớn đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, huyện Đình Lập đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân trồng và phát triển cây gỗ lớn. Từ việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và công tác bảo vệ phát triển rừng đến việc hỗ trợ giống cây lâm nghiệp...

Đặc biệt, thực hiện Đề án Phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh giai đoạn 2020 - 2030, từ năm 2020 đến nay, ngành chức năng huyện Đình Lập đã triển khai cấp chứng chỉ rừng bền vững cho 42 nhóm hộ với diện tích hơn 4.500ha rừng trồng keo tai tượng và thông mã vĩ tại 5 xã của huyện.

Qua đó, định hướng người dân phát triển rừng gỗ lớn, nâng cao sản lượng, chất lượng gỗ rừng trồng, là điều kiện cho xuất khẩu lâm sản. Toàn huyện hiện có khoảng 93.000ha đất có rừng, trong đó, có 60.000ha rừng trồng.

Lạng Sơn đã thu hút 24 dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Thành.

Lạng Sơn đã thu hút 24 dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Hoàng Thanh Đạm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Trong những năm qua huyện luôn chú trọng nâng cao giá trị lâm nghiệp, quan tâm thu hút đầu tư hệ thống chế biến tập trung quy mô sản xuất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn".

"Để phát triển lâm nghiệp bền vững, ngành chức năng huyện đã hướng dẫn người dân thực hiện mô hình chăn nuôi và trồng dược liệu dưới tán rừng để lấy ngắn nuôi dài. Đến nay, toàn huyện có hơn 30 mô hình chăn nuôi gà dưới tán rừng với tổng đàn trên 20.000 con, thu nhập đạt từ 100 đến 300 triệu đồng/năm, phát triển được trên 300ha cây dược liệu các loại. Từ đó, người dân có điều kiện kinh tế để xoay vòng vốn đầu tư chăm sóc rừng”, ông Đạm chia sẻ.

Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, tạo điều kiện cho người dân có vốn đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng như: chính sách hỗ trợ cho vay đối với người trồng rừng, cải thiện chất lượng giống cây lâm nghiệp, quy hoạch cơ cấu vùng cây trồng hợp lý để tạo vùng trồng tập trung, ổn định, các biện pháp canh tác lâm nghiệp tiên tiến theo hướng ứng dụng công nghệ cao...

Hiện nay, tỉnh đã thu hút 24 dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, sản xuất, chế biến gỗ công nghệ cao, bảo vệ rừng, sản xuất, chế biến lâm sản... với tổng vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ đồng.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn Vũ Văn Thịnh cho biết, thu nhập từ rừng của người trồng rừng ngày một cao hơn, người dân đã nhận thức được giá trị của việc chuyển trồng rừng gỗ nhỏ, rừng nguyên liệu sang rừng gỗ lớn, do vậy giá trị thu về tăng gấp 4 đến 5 lần so với thời điểm năm 2020 nên giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh tăng từng năm.

Tính đến thời điểm này, tỉnh Lạng Sơn có trên 250.000ha rừng trồng. Một số địa phương hình thành các vùng sản xuất tập trung như vùng trồng thông ở các huyện: Lộc Bình, Đình Lập và Cao Lộc với tổng diện tích 110.000ha; vùng trồng keo, bạch đàn tại các huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng với diện tích hơn 31.200ha. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 63,8%, đứng thứ tư trong toàn quốc.

Năm 2021, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn đạt 4.053 tỷ đồng. Năm 2022, giá trị ngành lâm nghiệp của tỉnh Lạng Sơn đạt 4.570 tỷ đồng.

Khai thác thế mạnh đất lâm nghiệp, nhất là trồng rừng gỗ lớn, tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư từ các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến kinh doanh nông lâm nghiệp, đặc biệt là thu hút vào lĩnh vực công nghệ cao, chế biến sâu các sản phẩm lâm nghiệp. Qua đó, góp phần phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm