Việt Nam hợp tác Hàn Quốc đào tạo thực tập sinh nông nghiệp công nghệ cao. Sâu xanh da láng xoá sổ nhiều vựa hành tím tại Quảng Ngãi. Nông dân Hà Nội hưởng lợi từ việc duy trì SRI. Vải thiều “đi máy bay” đắt gấp 3 lần bình thường
VIỆT NAM HỢP TÁC HÀN QUỐC ĐÀO TẠO THỰC TẬP SINH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Nhằm đào tạo, chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững giữa Việt Nam và Hàn Quốc, chiều 27/6, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty Hi-Tech Farm Hàn Quốc, Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Jounbok (Hàn Quốc) tại Hà Nội đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về “Đào tạo thực tập sinh nông nghiệp công nghệ cao tại Hàn Quốc”. Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc đưa công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài ứng dụng vào nền nông nghiệp Việt Nam là một trong những mục tiêu hàng đầu của Trung tâm. Do đó, nội dung quan trọng nhất của Lễ kí kết là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua trao đổi thực tập sinh vừa học tập, vừa thực hành tại các trang trại công nghệ cao của Hàn Quốc để phục vụ chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam. Đây cũng là bước đi đầu tiên để Việt Nam tiếp nhận các giải pháp công nghệ hiện đại trong nông nghiệp thời gian tới.
Hầu hết các diện tích hành tím tại quảng ngãi của người dân xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sau khi xuống giống khoảng 10 ngày thì xuất hiện sâu cắn phá khiến cây bị héo lá và chết rũ. Đối tượng sâu bệnh phá hoại được xác định là sâu xanh da láng. Dù người dân đã sử dụng nhiều cách phòng trừ nhưng hầu như không có tác dụng. Nhiều hộ gia đình mất trắng hàng chục hành tím tại quảng ngãi thậm chí hàng trăm triệu đồng chi phí đầu tư. Một số diện tích tuy vẫn cho thu hoạch nhưng năng suất giảm đi chỉ còn bằng 1/3 và nếu bán thương lái chỉ thua mua với mức giá bằng 1 nửa giá thị trường. Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn, tính đến thời điểm này, toàn xã Bình Hải đã có 90/90 ha hành của bà con bị sâu bệnh. Trong đó, 15ha mất trắng, 45 ha thiệt hại nặng từ 50 – 70%. Hiện, ngành chức năng địa phương đang tích cực hỗ trợ, hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ nhằm giảm thiểu thiệt hại.
NÔNG DÂN HÀ NỘI HƯỞNG LỢI TỪ VIỆC DUY TRÌ SRI
Vụ xuân 2022, Hà Nội gieo cấy diện tích hơn 83.000 ha trong đó có hơn 70% diện tích đã áp dụng canh tác lúa cải tiến SRI từng phần và khoảng 6% áp dụng SRI toàn phần. Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, ở các tỉnh vùng ĐBSH, không nhiều địa phương áp dụng SRI được triển khai sớm từ những năm 2000 và duy trì được đà lan tỏa như Hà Nội. Với biện pháp canh tác cải tiến SRI, khi rút nước sau giai đoạn bón thúc lần đầu, bộ rễ của cây lúa sẽ phát triển mạnh, ăn sâu xuống đất, làm tăng khả năng đẻ nhánh của lúa và thân cây cứng hơn, khó ngã đổ hơn. Bên cạnh đó, do cấy thưa nên cây lúa được quang hợp tốt hơn, tăng khả năng chống chịu, giảm giảm nguy cơ nhiễm sâu bệnh Do đa phần diện tích canh tác giống chất lượng cao nên khi áp dụng biện pháp canh tác tải tiến SRI đã giúp bà con giảm được giá thành, nâng được chất lượng, quá trình tiêu thụ thuận lợi và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
VẢI THIỀU “ĐI MÁY BAY” ĐẮT GẤP 3 LẦN BÌNH THƯỜNG
Vốn là đặc sản nổi tiếng miền Bắc, vải thiều ngày càng được ưa chuộng tại miền Nam. Năm nay, vải thiều vận chuyển bằng đường hàng không tăng giá 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái vải được vận chuyển bằng đường hàng không thường được cắt vào ban đêm và gửi ngay trong ngày mà không sử dụng chất bảo quản nên hàng tươi, vị đậm đà chứ không bị úng nước, mất mùi và nhạt như hàng vận chuyển bằng đường ôtô. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi ra số tiền 100.000đ/kg, cao gấp 2-3 lần bình thường. Thương lái giải thích rằng mỗi kg đi bằng đường hàng không tốn 18.000-20.000 đồng. Chưa kể giá gốc hàng loại một canh tác theo hướng hữu cơ nên có giá cao hơn hàng thông thường 15.000-20.000 đồng một kg. Năm nay, vải thiều ở Hải Dương dự kiến tổng sản lượng toàn tỉnh trên 60.000 tấn, tăng 5.000 tấn so năm 2021. Còn tại Bắc Giang sản lượng ước đạt 180.000 tấn.