Tổ hợp tác 22 thành viên nữ thu mua ve chai phường An Đông ở khu vực Nam sông Hương, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhận được gần 2.000 lượt đơn đặt gom ve chai qua app cài đặt trên điện thoại thông minh và gom được hơn 50 tấn rác tái chế.
‘Ve chai công nghệ’ thay đổi diện mạo thành phố Huế
Tổ hợp tác thu mua ve chai phường An Đông gồm 22 thành viên nữ phụ trách thu gom rác tái chế ở khu vực Nam sông Hương, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là đội ngũ nòng cốt với những đóng góp quan trọng trong hệ thống quản lý chất thải rắn, góp phần đưa thành phố Huế trở thành điểm sáng về Đô thị giảm nhựa trên bản đồ thế giới. ve chai công nghệ
Phỏng vấn đại diện Tổ hợp tác phường An Đông: Bà Trần Thị Xuân
Ngoài việc thu mua trực tiếp từ các hộ gia đình, công ty và trường học, phụ nữ của Tổ hợp tác còn trở thành đội ngũ “ve chai công nghệ” của thành phố. Họ đã có gần 2.000 lượt đơn đặt hàng thành công trên ứng dụng mGreen, thu mua hơn 50 tấn rác tái chế và 10,2 tấn rác nhựa tái chế. Đây là một trong những nỗ lực của Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”.
Dự án do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF-Na Uy tài trợ thông qua WWF-Việt Nam và UBND thành phố Huế là cơ quan chủ quản, được triển khai thực hiện từ năm 2021 đến 2024. Mục tiêu tổng thể của dự án là hỗ trợ thành phố Huế bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái khỏi bị ô nhiễm do rác thải nhựa.
Phỏng vấn Bà HILDE SOLBAKKEN - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam
Tổ hợp tác An Đông hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội Liên hiệp phụ nữ. Trong sự kiện tổng kết dự án, bà Đặng Thị Ngọc Lan - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Huế - Trưởng Hội LHPN huyện An Đông bày tỏ
Trưởng hội LHPN An Đông:
Để đạt được mục tiêu tổng thể của Chương trình, đưa Huế trở thành Đô thị giảm nhựa ở miền Trung, việc huy động tối đa nguồn lực là rất quan trọng. Cộng đồng “ve chai công nghệ” ở phường An Đông trở thành điểm sáng, cho thấy nội lực của Huế đến từ những công việc rất đỗi thường nhật - những hành động thầm lặng với tác động lớn.