Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 4 tại Sơn La. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cua ghẹ Việt Nam lớn nhất. Lào Cai phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12.000 tỷ đồng. Giá đường Việt Nam thấp nhất khu vực vì bị cạnh tranh không lành mạnh.
THỦ TƯỚNG ĐỐI THOẠI NÔNG DÂN LẦN THỨ 4
Ngày 29/5 tới, Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam sẽ được tổ chức tại Sơn La. Đây là lần thứ tư người đứng đầu Chính phủ trực tiếp đối thoại, giải đáp các tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo thông tin từ Ban Tổ chức,thủ tướng đối thoại nông dân trong 2 ngày 28 - 29/5/2022, tại Sơn La sẽ diễn ra chuỗi sự kiện Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 và Festival trái cây - sản phẩm OCOP Việt Nam được tổ chức tại tỉnh Sơn La.
Chuỗi sự kiện do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Sơn La phối hợp tổ chức,thủ tướng đối thoại nông dân với sự tham dự và chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong đó trọng tâm là Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam sẽ diễn ra vào sáng ngày 29/5 tại tỉnh Sơn La, cùng 62 điểm cầu trên cả nước.
TRUNG QUỐC LÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CUA GHẸ VIỆT NAM LỚN NHẤT
Tiếp nối sự tăng trưởng trong quý 4/2021, XK cua ghẹ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý 1/2022. Giá trị XK cua ghẹ trong quý này đạt gần 52 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021. 4 thị trường đơn lẻ NK nhiều nhất cua biển, ghẹ biển của Việt Nam gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Pháp chiếm hơn 91% tổng giá trị XK. Sau khi sụt giảm trong năm 2021, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng cao liên tục trong 3 tháng đầu năm 2022. đạt hơn 20 triệu USD, tăng 104% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã thích nghi tốt với chính sách "zero Covid" của nước này. Sự tăng trưởng cao này đã đưa Trung Quốc trở thành thị trường NK cua ghẹ lớn nhất của Việt Nam.
LÀO CAI PHẤN ĐẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẠT 12.000 TỶ ĐỒNG
Với khẩu hiệu “đi sau, về trước” trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12 nghìn tỷ đồng, tạo thêm việc làm cho 16 nghìn lao động và khai thác tiềm năng, lợi thế, tri thức bản địa để phát triển sản phẩm đặc hữu. Đó là nội dung Nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp của tỉnh Lào Cai, trong đó xác định rõ, đẩy mạnh mô hình tăng trưởng và chuyển tư duy từ phát triển nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Hiện tại thì sản xuất nông nghiệp Lào Cai luôn giữ mức tăng trưởng cao và ổn định, bình quân đạt trên 6%/năm. Giá trị sản phẩm đạt 85 triệu đồng/ha đất canh tác. Lào Cai đang chủ động hình thành hệ sinh thái kinh tế nông thôn, làm nền tảng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp để tạo ra những vùng sản xuất lớn.
GIÁ ĐƯỜNG VIỆT NAM THẤP NHẤT KHU VỰC VÌ BỊ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, nửa đầu tháng 4/2022, mức cầu tăng nhẹ trong giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19 nhưng giá đường vẫn chưa cải thiện trong khi các nguồn cung vẫn dồi dào. Ở thị trường Việt Nam, từ nửa cuối tháng 4/2022, đường nhập lậu và đường nhập khẩu từ các nước ASEAN tràn ngập và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường với ưu thế giá rẻ hơn giá thành đường từ mía khiến cho đường sản xuất từ mía không thể tiêu thụ. Giá đường Indonesia là 21.789 đồng/kg, đường Philippines: 20.605 đồng/kg, đường Trung Quốc: 21.380 đồng/kg. Trong khi đó, đường Việt Nam bán với giá 18.066 đồng/kg. Như vậy, các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 5/2022 và các tháng kế tiếp và ưu thế thị trường trong nước vẫn thuộc về các loại đường và chất ngọt có nguồn gốc nhập khẩu.