Tiếp nối truyền thống 78 năm, ngành Thủy lợi vươn mình mạnh mẽ, dựng xây những công trình phục vụ đa ngành, đa mục tiêu, vừa đáp ứng yêu cầu sản xuất vừa cấp nước phục vụ sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Bước sang giai đoạn mới, ngành thủy lợi gánh vác trọng trách nặng nề hơn bao giờ hết. Để thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ tư duy phát triển đơn giá trị sang tư duy tích hợp đa giá trị, ngành thủy lợi cần phải đi trước một bước. Hay nói đúng hơn là cần chuyển từ “tư duy kế hoạch sang tư duy chiến lược”; từ tư duy quản lý sang tư duy quản trị; từ tư duy điều hành sang tư duy phục vụ, như lời của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan. Có như vậy, chúng ta mới có thể tối đa hóa mục tiêu nhưng tối thiểu hóa chi phí.
thủy lợi Việt Nam Đồng thời xây dựng trình Chính phủ Đề án “An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2045.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực thủy lợi trong thời gian tới, đặc biệt là cùng ngành tài chính nghiên cứu, cơ chế, chính sách về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phù hợp với điều kiện của Việt Nguồn thu để phục vụ quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, hiện đại hóa công trình, tạo cơ hội, động lực phát huy đa giá trị, phục vụ đa mục tiêu của các công trình thủy lợi, thu hút được nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư vào lĩnh thủy lợi Việt Nam
Cùng với đó là đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống các công ty khai thác công trình thủy lợi trên cả nước, trước mắt là đối với các công ty khai thác công trình thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT: Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, miền Nam và 2 công ty Cửa Đạt, Tả Trạch sắp đi vào hoạt động thủy lợi Việt Nam
Đặc biệt là tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư công được Bộ giao, đảm bảo đúng trình tự pháp luật, chất lượng kỹ, mỹ thuật, tiến độ.