Trả lời cử tri Nghệ An các chính sách dành cho lực lượng bảo vệ rừng. Mảng chăn nuôi heo vẫn thu hút doanh nghiệp lớn. An Giang thả nửa triệu cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trở lại sau 2 năm.
TRẢ LỜI CỬ TRI NGHỆ AN CÁC CHÍNH SÁCH DÀNH CHO LỰC LƯỢNG BẢO VỆ RỪNG
Bộ NN-PTNT vừa có văn bản trả lời về kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An do Ban Dân nguyện chuyển đến liên quan đến khó khăn trong tuyển dụng, giữ chân lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.Bộ NN-PTNT nhận định, thực tế hiện nay, Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng lực lượng bảo vệ rừng đang phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, khó khăn, nguy hiểm, chế độ đãi ngộ còn rất thấp, chưa tương xứng với tính chất công việc được giao.Do vậy, Bộ đang triển khai một số giải pháp như: Nghiên cứu, xây dựng các chính sách mở rộng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và Trình Chính phủ ban hành Nghị định về “Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng bảo vệ rừng chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp”; trong đó có chính sách hỗ trợ cho Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
MẢNG CHĂN NUÔI HEO VẪN THU HÚT DOANH NGHIỆP LỚN
Báo cáo tài chính mới đây của Công ty cổ phần Thaiholdings cho biết, thông qua một công ty con, doanh nghiệp này đã đầu tư 600 tỷ đồng hợp tác kinh doanh với bên thứ ba để chăn nuôi heo và sản xuất heo giống.Như vậy, Thaiholdings đang nối dài danh sách những doanh nghiệp lớn tích cực tham gia vào ngành chăn nuôi heo như Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Masan, Tập đoàn Trường Hải.Ngoài các đại gia có tiềm lực tài chính mạnh, ngành này cũng ghi nhận nhiều tên tuổi trong và ngoài nước đang cạnh tranh nhau khốc liệt ở mảng thịt như Tập đoàn C.P, GreenFeed, CJ Vina Agri, Tập đoàn Mavin... Trong năm nay, Tổ chức Tài chính Quốc tế đã rót tổng cộng 2.800 tỷ đồng vào ba đơn vị chăn nuôi heo gồm GreenFeed, Tập đoàn Mavin và BaF Việt Nam. Chăn nuôi heo đang trở thành lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn khi đây là nguồn đạm động vật chính trong bữa ăn của người Việt khi theo báo cáo mới đây của Fitch Solutions, tổng tiêu thụ thịt tại Việt Nam được dự báo tăng hơn 25% trong giai đoạn 2018-2026.
AN GIANG THẢ NỬA TRIỆU CÁ GIỐNG TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Bộ NN-PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh An Giang vừa tổ chứclễ thả cá giống nhằm tái tạo và phục hồi nguồn lợi thủy sản cho khu vực sông Hậu thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.Hoạt động nhằm góp phần phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại ĐBSCL, tạo sinh kế cho ngư dân, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ban tổ chức đã huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp được hơn 1,5 tỉ đồng để mua và thả tái tạo hơn 5 tấn cá giống, với hơn 600.000 cá thể các loại. Nhiều loài cá được thả là giống bản địa có giá trị kinh tế cao,: cá tra dầu, cá trà sóc, cá he vàng, cá ét mọi.
LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT TRỞ LẠI SAU 2 NĂM
Sau hai lần bị hoãn tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Đắk Lắk - Điểm đến của cà phê thế giới” sẽ được diễn ra từ ngày 10-14/3/2023 được kỳ vọng sẽ góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam.Các hoạt động chính của lễ hội gồm lễ khai mạc, hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk, hội chợ triển lãm chuyên ngành càphê, hội thảo phát triển càphê, hội nghị kết nối giao thương quốc tế.Bên cạnh đó còn có triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Văn hóa càphê Việt Nam” và “Lịch sử càphê thế giới,” triển lãm trưng bày và Hội thi sinh vật cảnh Đắk Lắk.