| Hotline: 0983.970.780

An Giang chung tay bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản

Chủ Nhật 11/09/2022 , 11:38 (GMT+7)

Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hậu giữa An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp sẽ được tổ chức liên tục, luân phiên từ năm 2022 đến năm 2025.

Empty

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cùng đông đảo ban ngành 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ thực hiện thả cá xuống sông Hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm nào cũng vậy An Giang luôn tuân thủ thực hiện nhiệm vụ cao quý là tái tạo nguồn lợi thủy sản xuống sông Hậu. Đặc biệt năm 2022, An Giang cùng tỉnh Đồng Tháp, TP Cần Thơ kết hợp Bộ NN-PTNT thực hiện thả hơn nửa triệu con cá giống quý hiếm, cá bản địa xuống sông nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Đây là chương trình thả cá với quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở khu vực ĐBSCL. Tổng số lượng cá thả đợt này là trên 5 tấn cá giống các loại và hơn 600.000 con cá giống bản địa, loài đặc hữu ở khu vực sông Vàm Nao, sông Hậu như: cá bông lau, cá Hô, cá Chày, Mè hôi, cá Ét, cá Cóc, cá Vồ đém, Chạch lấu…Với số tiền thả cả đợt này lên trên 1,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên là công việc khó, nhưng hết sức thiết thực và đầy ý nghĩa, thể hiện vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chung tay bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Sau hơn 6 tháng phối hợp giữa Sở NN-PTNT An Giang và các Sở ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và cùng với sự hỗ trợ thực hiện của Tổng cục Thủy sản, Sở NN-PTNT Cần Thơ, Đồng Tháp, triển khai thực hiện các công việc phục vụ buổi lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản. Vừa đáp ứng yêu cầu công việc phải đảm bảo tính khoa học, hiệu quả trong việc lựa chọn loài phù hợp với thủy vực, cách thức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản hiệu quả; tập trung tái tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa vào vùng nước tự nhiên.

Empty

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang phát biểu kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó với nhận thức tốt, ý thức tự nguyện cao của các tổ chức, cá nhân trong việc đóng góp các nguồn lực cho hoạt động tái tạo, đặc biệt là Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phối hợp tuyên truyền, vận động tốt các tín đồ, các tăng ni, Phật tử hiểu biết thêm về mục đích, ý nghĩa và nghĩa vụ của công dân đối với công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, đã tự nguyện đóng góp kinh phí ủng hộ buổi lễ thả cá. Đây là năm đầu tiên tỉnh có sự đóng góp nguồn lực và tham gia lễ thả cá của hai tổ chức tôn giáo lớn của tỉnh và hy vọng những năm sau sẽ có nhiều tổ chức tôn giáo cùng đóng góp kinh phí và tham gia ngày hội tái tạo nguồn lợi thủy sản của tỉnh, vùng ĐBSCL.

Empty

Ngành nông nghiệp An Giang kêu gọi toàn thể công dân hãy tích cực ủng hộ và tham gia buổi lễ phát động phong trào với chủ đề: “Chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Nhân dịp lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, ngành nông nghiệp An Giang kêu gọi toàn thể công dân hãy tích cực ủng hộ và tham gia buổi lễ phát động phong trào với chủ đề: “Chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản” hướng tới việc khai thác hợp lý, hiệu quả, ổn định và bền vững. Đặc biệt không sử dụng ngư cụ đánh bắt mang tính hủy diệt và đánh bắt các loài thủy sản cấm khai thác. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phối hợp với các địa phương và cơ quan liên quan tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới” ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang kêu gọi.

Empty

Đông đảo các tổ chức, cá nhân thực hiện nghi thức thả cá giống xuống sông Hậu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang đạt được kết quả như hôm nay là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh khi đã sâu sát, chỉ đạo, cùng với sự hỗ trợ từ phía Bộ NN-PTNT, Tổng Cục thủy sản, Sở NN-PTNT Đồng Tháp, Cần Thơ, UBND thành phố Long Xuyên, các huyện, thị xã, cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh An Giang phối hợp rất nhiệt tình, cùng với sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho buổi lễ tái tạo nguồn lợi thủy sản…với phương châm “Chung tay bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau”.

Empty

Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp trên sông Hậu sẽ được tổ chức liên tục theo luân phiên từ năm 2022 đến năm 2025.. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Tham gia buổi thả cá tại An Giang, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Đây là năm đầu tiên Bộ NN-PTNT phối hợp với 3 tỉnh, thành phố gồm An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản xuống sông Hậu nhằm bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật. Đặc biệt, là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế và xuất khẩu, bảo vệ cảnh quan môi trường và hệ sinh thái thủy sinh vật, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở các thủy vực ở khu vực ĐBSCL cũng như cả nước.

Empty

Tổng số lượng cá thả đợt này là trên 5 tấn cá giống các loại và hơn 600.000 con cá giống bản địa, loài đặc hữu ở khu vực sông Vàm Nao, sông Hậu như: cá bông lau, cá Hô, cá Chày, Mè hôi, cá Ét, cá Cóc, cá Vồ đém, Chạch lấu…Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo kế hoạch, lễ thả  giống tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh An Giang, TP Cần Thơ và Đồng Tháp trên sông Hậu sẽ được tổ chức liên tục từ năm 2022 đến năm 2025, trong đó các tỉnh sẽ luân phiên đăng cai chủ trì, phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức. Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đồng thời xác định vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản là yếu tố quan trọng nhất. Và mục tiêu hướng tới quản lý nguồn lợi thủy sản một cách hiệu quả hơn, đảm bảo cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.

Chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản xuống sông Hậu, tính từ năm 2012 đến nay, An Giang đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng rất nhiệt tình của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các tín đồ Tôn giáo hỗ trợ đóng góp (gồm 3.635 tổ chức và cá nhân) với tổng kinh phí là 8,5 tỷ đồng (gồm tiền và cá giống các loại). Số lượng cá được thả tái tạo nguồn lợi là 164 tấn, và hơn 4 triệu con cá giống quý hiếm, có giá trị kinh tế, giống bản địa bao gồm: cá Hô, cá Ét, cá Mè hôi, cá cóc, cá chép, cá basa, cá Vồ đém, cá chạch lấu, cá Chày, cá bông lau...

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.