Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam hội tụ đầy đủ điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng và đa dạng cây trồng phục vụ nghề nuôi ong.
Minh bạch hóa sản xuất hướng tới phát triển ngành ong bền vững
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam hội tụ đầy đủ điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng và đa dạng cây trồng phục vụ nghề nuôi ong.
Theo số liệu Hội nuôi ong Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 1,2 triệu đàn ong, tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc. Hàng năm Việt Nam sản xuất hơn 64.000 tấn mật ong và hơn 1.000 tấn sáp ong, hơn 90% trong số đó được xuất khẩu. Tuy nhiên, hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và EU hiện đang đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt về sản phẩm này, đòi hỏi ngành ong ở các nước xuất khẩu như Việt Nam phải thay đổi theo hướng minh bạch và bền vững hơn.
Theo PGS. TS Phạm Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong nhiệt đới, minh bạch hóa sản xuất ong là làm rõ ràng quá trình sản xuất mật ong và các sản phẩm liên quan đối với người tiêu dùng. Điều này thường bao gồm việc cung cấp thông tin về nguồn gốc của mật ong, cách thức chăm sóc ong, và các phương pháp sản xuất.
PGS.TS PHẠM HỒNG THÁI - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong nhiệt đới.
(3:10)“Khi người tiêu dùng nhìn thấy ong có nguồn gốc, chất lượng cao, khả năng kháng bệnh, thì nguy cơ nhiễm các chất không mong muốn vào giảm nhẹ xuống.
(3’30) Trong quá trình sản xuất, bác nuôi ong ở đâu, nguồn mật nào, bổ sung các chất không rõ ràng quá trình sản xuất và khai thác sản phảm ong nói chung và sản phẩm ong nói riêng là người tiêu dùng biết được địa chỉ rõ ràng, k có sự gian lận. Bác có thật sự tôn trọng con ong không, trogn quá trình sản xuất có tuân thủ luật chăn nuôi không hành hạ động vật”...
Với mong muốn xây dựng và phát triển ngành ong, Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong nhiệt đới đã phát triển và ứng dụng công nghệ giúp quản lý, chăm sóc và truy xuất nguồn gốc đàn ong một cách hiệu quả và bài bản.
Chị NGUYỄN THỊ LAN ANH – Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong nhiệt đới.
(0:00) “Chúng tôi đang ứng dụng 1 số app trong nuôi ong, chúng vận hành dễ dàng chỉ với kết nối mạng internet. App này giống như 1 sổ theo dõi điện tử, có thể lưu trữ được toàn bộ số liệu ghi chép, hình ảnh đàn ong qua các lần kiểm tra thay cho sổ giấy”
PGS.TS PHẠM HỒNG THÁI - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ong và Nuôi ong nhiệt đới.
(0:53) “Để phát triển ngành ong bền vững cần Chất lượng sản phẩm. Sử dụng công nghệ, áp dụng công nghệ IoT. AI. Blocak chain minh bạch hóa quá trình sản xuất… quá trình đại lý phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng”.
Với mục tiêu phát triển ngành ong bền vững như Đề án Phát triển ngành ong bền vững đến năm 2030, việc minh bạch hóa sản xuất và sản phẩm ngành ong là một trong những bước đầu tiên cần thực hiện để khẳng định thương hiệu và tiếp cận thị trường khó tính.