Chiều 17/10, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững. Mời bạn đọc theo dõi phóng sự truyền hình: 'Chống buôn lậu gia súc, gia cầm: Không thể khoan nhượng' do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Chống buôn lậu gia súc, gia cầm: Không thể khoan nhượng!
Với tổng đàn lợn 28,6 triệu con. Đàn bò thịt khoảng 6,5 triệu con, đàn bò sữa khoảng 400.000 con, đàn gia cầm khoảng 550 triệu con. Ngành chăn nuôi của nước ta có quy mô rất lớn, đóng góp 26% giá trị toàn ngành nông nghiệp, và trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng từ 4,5 đến xấp xỉ 6%, tạo sinh kế cho gần 10 triệu hộ gia đình, qua đó đảm bảo an ninh dinh dưỡng quốc gia.
Tuy nhiên, thời gian qua, các hộ chăn nuôi trong nước cũng gặp vô vàn khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, gia súc, gia cầm rớt giá; tình trạng buôn lậu sản phẩm động vật, con giống gia súc, gia cầm tại một số địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Phỏng vấn thứ trưởng Phùng Đức Tiến.
Hiện nay chúng ta đã có các sản phẩm chăn nuôi được xuất khẩu đi các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông…
Việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là lộ trình đã được đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trong nhiều năm qua. Và muốn xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chúng ta phải ngăn chặn được tình trạng buôn bán gia súc, gia cầm nhập lậu, buôn lậu gia súc, vào trong nước.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Báo Nông nghiệp Việt Nam, thời gian qua, tại tuyến biên giới Tây Nam bộ và một số địa phương giáp biên giới với Campuchia và Trung Quốc, tình trạng nhập lậu sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn thịt từ nước ngoài, buôn lậu gia súc, vào nước ta vẫn diễn ra. Thậm chí, tại khu vực biên giới thuộc địa bàn xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, có những đêm hàng chục tấn lợn từ Campuchia được vận chuyển qua sông Cái Cỏ bằng sà lan sang Việt Nam. Các đối tượng còn lập cả trang trại chăn nuôi ở vùng giáp biên phía Việt Nam để hợp thức hóa lợn nhập lậu thành lợn nuôi trong nước, nhằm đưa gia súc vào sâu trong nội địa. Thậm chí, một số đầu nậu còn bán kèm thuốc kích thích tăng trưởng salbutamol để vỗ béo cho lợn.
Phỏng vấn thứ trưởng Phùng Đức Tiến.
Trước những diễn biến trên, ngày 1/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 694 gửi các bộ, ban, ngành và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam. Cùng với sự vào cuộc của các lực lượng chức năng, tình trạng buôn lậu lợn hơi từng bước được đẩy lùi.
Ngoài lợn thịt, tình trạng nhập lậu sản phẩm gia súc, gia cầm diễn ra khá phức tạp tại các cửa khẩu biên giới từ Bắc vào Nam. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam tại một số tỉnh, thành phía Bắc vào cuối tháng 8, đầu tháng 9/2023 vừa qua, tình trạng buôn bán, vận chuyển con giống gia cầm diễn ra ngang nhiên với số lượng lớn. Tại chợ đầu mối giống gia cầm Đại Xuyện, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, mỗi ngày có hàng vạn con giống nhập lậu từ Trung Quốc được các cơ sở kinh doanh bán cho người chăn nuôi.
Phỏng vấn hộ dân kinh doanh.
Còn tại chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên tuyến quộc lộ 1A trước khi vào chợ con giống gia cầm Đại Xuyên, dù đã có đầy đủ chức năng thẩm quyền để kiểm tra hàng hóa trước khi vào chợ, thế nhưng những chiếc xe chở con giống gia cầm nhập lậu từ huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương này không hề bị kiểm tra, mà có bị kiểm tra thì vẫn được đi tiếp.
Phỏng vấn hộ kinh doanh.
Thậm chí còn có tình trạng phải làm luật với lực lượng chức năng để qua chốt kiểm dịch động vật liên ngành để vào chợ giống gia cầm Đại Xuyên như những gì mà các trùm buôn lậu này đã chia sẻ.
Phỏng vấn trùm buôn.
Chưa lúc nào mà tình trạng buôn bán, vận chuyển con giống gia cầm nhập lậu nóng như lúc này. Mặc dù trước đó ngày 18 tháng 5 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 426, gửi các địa phương về việc ngăn chăn, phát hiệm và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cần qua biên giới vào Việt Nam. Tuy nhiên gia cầm giống nhập lậu vẫn cứ vượt biên giới để vào các tỉnh nội địa làm khuynh đảo ngành chăn nuôi trong nước.
Phỏng vấn hộ chăn nuôi, hoặc doanh nghiệp làm con giống gia cầm:
(Phỏng vấn ông Nguyễn Như So – Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi)
Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Trọng – Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm.
Sau khi Báo Nông ngiệp Việt Nam đăng phát loạt bài điều tra về “gia cầm giống lậu khuynh đảo ngành chăn nuôi”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên tiếp ban hành 6 văn bản gửi Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05 - Bộ Công an) và Chủ tịch UBND các tỉnh đề nghị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 426. Đặc biệt là đề nghị C05 chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của cục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng Quản lý thị trường, Hải quan, Thú y và chính quyền địa phương đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa có kiểm dịch của cơ quan thú y. lập chuyên án, đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới.
Kể từ đó, nhiều vụ vận chuyển, mua bán mua con giống nhập lậu được lực lượng chức năng các tỉnh biên giới phát hiện, bắt giữ xử lý nghiêm. Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu con giống gia cầm vẫn diễn biến rất phức tạp, do nhu cầu con giống phục vụ chăn nuôi “đón sóng” nhu cầu dịp Tết tăng cao. Nếu các địa phương, nhất là một số tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng và các tỉnh, thành khác không kiểm soát chặt chẽ tình trạng nhập lậu con giống gia súc, gia cầm, ngành chăn nuôi sẽ khó khăn chồng chất khó khăn.
Phỏng vấn các chuyên gia và hiệp hội.
Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
Lịch sử ngành chăn nuôi trong nước đã chứng kiến những đại dịch làm khuynh đảo ngành chăn nuôi. Điển hình là thời điểm năm 2003, 2004, dịch cúm gia cầm xảy ra đã khiến hơn 60 triệu con gia cầm phải tiêu hủy, gần 50 người chết, thiệt hại 0,5% GDP.
Và năm 2019 và 2020, cả nước phải tiêu hủy hơn 6 triệu con lợn do dịch tả lợn châu Phi bùng phát. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đều lây lan qua đường biên giới. Do đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần sự chung tay, vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các lực lượng chức năng từ bộ đội biên phòng, công an, quản lý thị trường, thú y đẻ ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm. Đây là một trong những yêu cầu tiên quyết để ngành chăn nuôi trong nước phát triển ổn định, bền vững.