Vườn măng cụt 100 năm tuổi thu hút khách tham quan. Sông Mã có 48 mã số vùng trồng nhãn phục vụ xuất khẩu. Việt Nam còn khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu. 2 huyện tại Đắk Lắk được cấp chứng nhận ‘Nhãn hiệu sầu riêng tập thể’.
Vườn măng cụt 100 năm tuổi thu hút khách tham quan
Văn Vũ sx
Sở hữu 2 cây măng cụt hơn 100 năm tuổi và 200 cây măng cụt từ 20-30 năm tuổi cùng nhiều cây ăn trái trong vườn rộng 2,3 ha, ông Nguyễn Văn Tấn ở ấp Xẻo Cao xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư khu du lịch sinh thái vườn măng cụt 100 năm tuổi, với nhiều hoạt động trải nghiệm như hái trái, đi cầu khỉ, vui chơi nghỉ mát. Dù mới đi vào hoạt động mấy tháng nay, nhưng khu du lịch đã thu hút khách tham quan.
Ông Nguyễn Văn Tấn - chủ khu du lịch sinh thái vườn măng cụt 100 năm tuổi cho biết, Khu du lịch sinh thái vườn măng cụt 100 năm tuổi ở Thạnh Xuân thực sự là nơi tham quan lý tưởng, bởi không gian thoáng mát yên tỉnh cho du khách gần xa. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho nông dân, còn mở ra một hướng đi mới cho hoạt động du lịch của địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Sông Mã có 48 mã số vùng trồng nhãn phục vụ xuất khẩu
Quang Dũng - Sx
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn La với tổng diện tích khoảng 10.900 ha. Đến nay, địa phương này đã phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (Cục Bảo vệ thực vậ) đánh giá và cấp 48 mã số vùng trồng, với tổng diện tích hơn 481 ha, sản lượng gần 4.800 tấn. Trong đó 12 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Mỹ; 23 mã vùng trồng nhãn, xoài xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; 13 mã vùng trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Úc, New Zealand. Xây dựng vùng quả an toàn, phát triển chuỗi liên kết.
Bên cạnh đó, huyện Sông Mã còn duy trì gần 3.000 lò sấy long nhãn của các cơ sở chế biến trên địa bàn. Trong đó hơn 2.200 lò sấy thủ công và 732 lò sấy hơi nhiệt sạch để sản xuất chế biến vụ nhãn năm 2024.
Việt Nam còn khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu
Khai thác
Kết thúc 9 tháng đầu niên vụ 2023-2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,26 triệu tấn cà phê. Nếu không tính hàng tồn kho từ năm trước chuyển sang thì Việt Nam còn lại khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 4 tháng tới cho đến khi vụ thu hoạch mới diễn ra vào tháng 11 năm nay.
Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam niên vụ 2024/2025 sẽ chỉ đạt 21,4 - 22,7 triệu bao, loại 60 kg/bao. Con số này thấp hơn nhiều so với mức dự báo 27,85 triệu bao của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
2 huyện tại Đắk Lắk được cấp chứng nhận ‘Nhãn hiệu sầu riêng tập thể’
Quang Dũng khai thác
Thời điểm này, nhiều vùng trồng sầu riêng ở Đắk Lắk đã bắt đầu cho thu hoạch niên vụ 2024. Hiện, giống sầu riêng Dona đang được thương lái đặt mua với giá khoảng 70.000 – 85.000 đồng/kg, đây là mức giá khá cao.
Hiện, Đắk Lắk có gần 33.000 ha trồng sầu riêng, sản lượng đạt hơn 280.000 tấn. Toàn tỉnh có 23 cơ sở đóng gói và 68 vùng trồng được cấp mã số phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, 2 huyện là Krông Pắc và Cư Mgar được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký “Nhãn hiệu sầu riêng tập thể” cũng đang xây dựng Đề án đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là Krông Buk và EaHleo.