| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Na Uy chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản

Thứ Ba 02/10/2018 , 07:25 (GMT+7)

Na Uy và Việt Nam đều là các quốc gia có biển, đã trải qua nhiều thập kỷ hợp tác cùng nhau trong ngành thủy sản. Na Uy đã hỗ trợ nhiều cho ngành thủy sản của Việt Nam trong hơn 30 năm qua...

Trong hai ngày 1/10 và 2/10), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cùng Đại Sứ quán Na Uy tại Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề về thủy sản Việt Nam - Na Uy. Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về hoạt động quản lý trong lĩnh vực thủy sản; theo dõi, kiểm soát và giám sát hoạt động đánh bắt, thúc đẩy các thông lệ đánh bắt bền vững cũng như tìm hiểu kinh nghiệm của Na Uy trong việc chống khai thác trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU).

14-59-46_ton_cnh_hoi_tho
Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, bà Grete Løchen, Đại sứ chỉ định Na Uy tại Việt Nam cho biết, Na Uy là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Na Uy rất coi trọng việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn lợi biển, kể cả quản lý hiệu quả trữ lượng cá. Từ lâu, chống đánh bắt cá trái phép IUU đã là một ưu tiên của Chính phủ Na Uy.

“Na Uy và Việt Nam đều là các quốc gia có biển, đã trải qua nhiều thập kỷ hợp tác cùng nhau trong ngành thủy sản. Na Uy đã hỗ trợ nhiều cho ngành thủy sản của Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Các Cty và các chuyên gia về đánh bắt của Na Uy vẫn tiếp tục chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm phát triển ngành của Na Uy. Chúng tôi tin rằng, kinh tế biển; trong đó có thủy sản, đánh bắt và chế biến đã, đang và sẽ tiếp tục là một lĩnh vực hợp tác quan trọng của Na Uy và Việt Nam cũng như doanh nghiệp hai nước”, bà Grete Løchen nhấn mạnh.

Về phía Việt Nam, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh, thời gian qua, quan hệ nghề cá giữa Việt Nam và Na Uy đã được thiết lập toàn diện. Na Uy đã hỗ trợ cho Việt Nam rất nhiều trong hoạt động điều tra nguồn lợi thủy sản, hội thảo luật thủy sản 2003, các dự án nâng cao năng lực trong nuôi trồng thủy sản, tổ chức nhiều hội thảo… nhằm giúp cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển.

Việt Nam coi thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn vì là quốc gia biển, nằm ở khu vực nhiệt đới và có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển. Riêng ngành khai thác thủy sản của Việt Nam trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển của đất nước, góp phần cải thiện đời sống cộng đồng ngư dân ven biển và đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh và chủ quyền biển đảo.

14-59-46_ong_trn_dinh_lun
Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản phát biểu tại Hội thảo

Tuy nhiên khai thác thủy sản ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Với trách nhiệm của một quốc gia có biển, Việt Nam ý thức rất cao trách nhiệm của mình đối với việc phát triển bền vững nghề cá. Vì thế, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình nhằm thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc thực hiện nghề cá có trách nhiệm. Việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm từ phía Na Uy với Việt Nam là cơ hội tốt để phía Việt Nam thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững.

Tại hội thảo, Na Uy đã giới thiệu về cơ chế quản lý thủy sản và kiểm ngư của Na Uy, quá trình xây dựng và phát triển của các cơ chế đó; kinh nghiệm giảm bớt số lượng tàu đánh cá, hiện đại hóa đội tàu như một biện pháp chống IUU; thực tiễn sử dụng công nghệ của Na Uy trong hoạt động quản lý đại dương và bảo quản độ tươi ngon của các sản phẩm đánh bắt.

Việt Nam cũng đã giới thiệu về những điểm mới trong Luật Thủy sản năm 2017; triển khai các công cụ quốc tế và nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU; quản lý thủy sản, hoạt động thủy sản (cơ cấu tổ chức, tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị…) và chính sách phát triển thủy sản và cơ chết hiện đại hóa đội tàu…

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Khẩn thiết cần 1 đầu mối đứng ra đàm phán

'Chúng tôi chỉ là hiệp hội, không có chức năng quản lý và chưa được hướng dẫn thủ tục cấp giấy kiểm định vàng O', Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nói.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Nestlé Việt Nam: Tiên phong phát triển bền vững, đồng hành kiến tạo tương lai xanh

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.