| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Lào cần lưu ý hơn không gian kinh tế tiểu vùng sông Mekong

Thứ Hai 06/12/2021 , 16:55 (GMT+7)

Hai nước cùng chung sống bên dòng sông Mekong. Vì vậy, 'hai bên cần lưu ý nhiều hơn đến không gian kinh tế ở tiểu vùng sông Mekong', Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Lê Minh Hoan (phải) và Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp Lào Phet Phôm-Phi-Phăc tại cuộc hội đàm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Lê Minh Hoan (phải) và Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp Lào Phet Phôm-Phi-Phăc tại cuộc hội đàm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chiều 6/12, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Lê Minh Hoan đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp Lào Phet Phôm-Phi-Phăc.

Phát biểu mở đầu chương trình, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ niềm vui với những thành tựu về kinh tế mà Việt Nam và Lào đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là những thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng ngành nông nghiệp của Lào còn nhiều tiềm năng phát triển, thế nên trong thời gian tới, để có thể khai thác tiềm năng đó, cần nhiều hơn nữa những chương trình hợp khai tác giữa hai nước.

Trong thời gian từ 2015-2020, các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT Việt Nam triển khai 6 dự án với số vốn 250,8 tỷ đồng tại Lào. Trong đó, 3 dự án với số vốn 98 tỷ đồng đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng, 3 dự án được chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 với số vốn 152,6 tỷ đồng.

“3 dự án đã hoàn thành được đánh giá là thiết thực, hiệu quả và góp phần đáng kể vào sự phát triển của đất nước Lào. Đó cũng là nền tảng góp phần củng cố thêm quan hệ hai nước, trở thành biểu tượng nổi bật của tình hữu nghị đặc biệt, hợp tác bền vững giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định.

Đặc biệt, từ tháng 5/2017, Bộ Nông nghiệp hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn. Hai bên thường xuyên trao đổi các Đoàn cấp cao, chuyên gia, kỹ thuật viên nhằm tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy lợi, khuyến nông, an toàn thực phẩm và tìm kiếm các đối tác đầu tư sang Lào.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng ngành nông nghiệp của Lào còn nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng ngành nông nghiệp của Lào còn nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, Việt Nam đã hỗ trợ chuyển giao các mô hình và kỹ thuật canh tác cho Lào. Việt Nam cũng đang hoàn thiện các điều kiện để nhập khẩu những sản phẩm nông sản của Lào như: bưởi, chanh leo, xoài, cam…

Đối với lĩnh vực chăn nuôi và thú y, Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ, trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh động vật, biện pháp kiểm soát dịch bệnh và kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật giữa hai nước.

Hai bên cũng phối hợp tổ chức thực hiện Thỏa thuận về việc thực hiện mô hình kiểm tra “một cửa - một lần dừng”. Cơ quan thú y hai bên thường xuyên trao đổi về công tác kiểm dịch vận chuyển trâu, bò giữa Lào và Việt Nam nhằm giảm thiểu nhập lậu và dịch bệnh lây lan qua biên giới hai nước.

Việt Nam và Lào đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về sự hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ rừng, thực thi pháp luật lâm nghiệp, kiểm soát và ngăn chặn những hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép gỗ, lâm sản và động vật hoang dã trái phép, đồng thời phối hợp thực hiện Công ước CITES.

Về thủy lợi, hai bên đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: triển khai các dự án thủy lợi sử dụng vốn viện trợ của Việt Nam; hỗ trợ Lào nghiên cứu lập quy hoạch thủy lợi; đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thủy lợi của Lào; chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng Luật Thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho biết thêm, hai nước cùng chung sống bên dòng sông Mekong. Vì vậy, hai bên cần lưu ý nhiều hơn đến không gian kinh tế ở tiểu vùng sông Mekong. Các tổ chức quốc tế đang mong muốn chọn một số điểm nghiên cứu, hỗ trợ hợp tác trong khu vực Mekong, đây cũng là cơ hội cho các nước tận dụng sự hỗ trợ tư vấn kỹ thuật. Bởi vậy, ngoài hợp tác song phương thì nông nghiệp hai nước có thể hợp tác với bên thứ 3 là các nhà tài trợ quốc tế.

Bộ trưởng Phet Phôm-Phi-Phăc mong muốn Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm các nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ để đầu tư vào ngành nông nghiệp Lào nhiều hơn nữa. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ trưởng Phet Phôm-Phi-Phăc mong muốn Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm các nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ để đầu tư vào ngành nông nghiệp Lào nhiều hơn nữa. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phát biểu tại chương trình, Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp Lào Phet Phôm-Phi-Phăc chúc mừng thành tựu mà ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

Bộ trưởng Phet Phôm-Phi-Phăc cho biết, những năm gần đây, hai Bộ đã có nhiều biên bản ký kết hợp tác. Mặc dù do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều công việc không được thực hiện thường xuyên nhưng hai bên vẫn đạt được nhiều thành tựu trong thời gian vừa qua.

Cụ thể, hai bên tiếp tục phối hợp thực hiện các dự án đã ký kết và việc triển khai tại cửa khẩu giữa hai nước. Đặc biệt là công tác kiểm địch động thực vật để thương mại và sản phẩm hai nước sôi nổi và đa dạng hơn.

Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp Lào mong muốn Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm các nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ để đầu tư vào ngành nông nghiệp Lào nhiều hơn nữa.

Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng hai bên đã chứng kiến lễ bàn giao cấp Chính phủ dự án sửa chữa 2 trạm bơm công trình thủy lợi Đông-Phu-Xi và Tha-Pha-Noong-Phông sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào. Tổng số vốn cho dự án là trên 68 tỷ đồng, trong đó, vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam là hơn 61 tỷ đồng.

Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cũng đã trao Huân chương Hữu nghị cho tập thể và cá nhân của Bộ NN-PTNT Việt Nam.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm